Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Tại sao nên chọn Angular cho xây dựng cấu trúc Web?

21/12/2023

icon

Khi tìm hiểu về JavaScript, chắc hẳn bạn sẽ được nghe đến cái tên Angular – một framework được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Ứng dụng của Angular đã áp dụng vào nhiều lĩnh vực từ phương tiện truyền thông kỹ thuật số cho đến thương mại điện tử đến ngân hàng trực tuyến… Qua bài viết này, Tothost sẽ bật mí cho các bạn về Framework nổi tiếng này. 

Mục lục

Mục lục

1. Angular là gì?

Angular là một framework mã nguồn mở được phát triển bởi Google vào năm 2009, được xây dựng để xây dựng các ứng dụng web hiện đại. Nó sử dụng ngôn ngữ TypeScript để xây dựng web đơn (SPA – Single Page Applications) cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng web mạnh mẽ và có tính tương tác cao. Ngoài ra, Angular được ưa chuộng rộng rãi bởi cộng đồng backend developer sử dụng HTML bởi tính năng mạnh mẽ của nó. Hiện nay, những cái tên lớn sử dụng Angular có thể kể đến như: Nike, Upwork, Forbes,…

 

Website chính thức của Angular: https://angular.io/

 

Các phiên bản của Angular

“Angular” là thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ các phiên bản khác nhau của một framework được phát triển từ năm 2009 và đã trải qua nhiều cải tiến đáng kể. Ban đầu, nó được biết đến với tên gọi Angular 1, sau đó chuyển sang AngularJS. Các phiên bản tiếp theo được đánh số từ Angular 2, 3, 4, 5, và hiện tại đã đạt đến phiên bản Angular 13. Mỗi khi được nâng cấp, Angular được cải thiện và sửa lỗi để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng đòi hỏi tính linh hoạt trên các nền tảng hiện đại.
Các phiên bản mới nhất thường tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất, cải thiện tính bảo mật, cũng như thêm các tính năng mới giúp người dùng phát triển ứng dụng web tốt hơn và dễ dàng hơn. Việc nâng cấp lên phiên bản mới thường đi kèm với lợi ích của các tính năng cải tiến và sửa lỗi, nhưng đôi khi cũng có thể yêu cầu điều chỉnh mã nguồn để tương thích.

tại sao nên chọn Angular cho xây dựng cấu trúc web?

2. Tính năng nổi bật của Angular

Angular trải qua rất nhiều phiên bản với hàng loạt các tính năng được cập nhật, sau đây là một số tính năng nổi bật tiêu biểu của Angular:

a) Data binding

Data binding là quá trình cho phép người dùng tương tác với các phần tử trang web thông qua trình duyệt web. Nó sử dụng HTML động và không yêu cầu viết mã script hoặc lập trình phức tạp. Data binding được sử dụng trong các trang web có các thành phần tương tác, như hướng dẫn, diễn đàn và trò chơi.
Hiểu một cách đơn giản, Angular cho phép người dùng dễ dàng di chuyển dữ liệu từ mã JavaScript sang chế độ xem và phản ứng với các sự kiện của người dùng mà không cần phải viết bằng cách thủ công bất kỳ mã nào. 
Angular sử dụng two-way binding. Trạng thái của mô hình phản ánh bất kỳ thay đổi nào được thực hiện trong các phần tử giao diện người dùng tương ứng. Ngược lại, trạng thái giao diện người dùng cũng phản ánh bất kỳ thay đổi nào trong trạng thái mô hình. Tính năng này cho phép framework kết nối DOM với dữ liệu mô hình thông qua controller.

b) Document Object Model

DOM (Document Object Model) xem một tài liệu XML hoặc HTML như một cấu trúc sơ đồ cây trong đó mỗi nút đại diện cho một phần của tài liệu. Bạn có thể theo dõi hình ảnh dưới đây:

Data Object Model

Angular sử dụng DOM thông thường. Giả sử: có mười cập nhật được thực hiện trên cùng một trang HTML, thay vì cập nhật những phần đã được cập nhật trước đó, nó sẽ cập nhật toàn bộ cấu trúc cây của các thẻ HTML.

c) Testing

Angular sử dụng testing framework có tên Jasmine. Framework Jasmine cung cấp nhiều chức năng để viết các loại ca kiểm thử khác nhau. Ngoài ra còn có Karma – đây là công cụ chạy các nhiệm vụ cho các bài kiểm thử, sử dụng một tệp cấu hình để thiết lập khởi động, báo cáo viên và framework kiểm thử.

d) Dependency Injection

Người dùng có thể viết và đưa các câu lệnh vào bất kỳ nơi nào nhờ tính năng này của Angular. Tính năng này giúp kiểm tra và tái sử dụng các câu lệnh giống nhau.

Đọc thêm:

3. Cách Angular hoạt động

Để nắm được cách hoạt động của Angular, bạn cần tập trung vào ba thành phần chính:

  • Components (Thành phần): phần xây dựng cốt lõi.
  • Services (Dịch vụ): mở rộng chức năng cho ứng dụng.
  • Modules: tổ chức thành phần và dịch vụ trong Angular.

Khi tích hợp AngularJS vào trang, mã HTML sẽ chứa các đoạn mã để xử lý, các đoạn mã này thường có các thuộc tính và bắt đầu sẽ khởi tạo ứng dụng AngularJS. Các chỉ thị AngularJS mở rộng HTML bằng cách giới thiệu cú pháp mới. Để nhận biết các chỉ thị này rất dễ dàng vì chúng thường có tiền tố “ng-.” 
Ngoài ra, Angular có nhiều tính năng khác như Controller, Scope, Filter, Directive, MVC & MVVM (mô hình để chia nhỏ ứng dụng thành các thành phần).

 

4. Phân biệt Angular và Angular JS

 AngularJSAngular
Nguồn gốcNói về Angular 1 ra mắt năm 2009Gọi chung cho Angular 2 trở lên, ra mắt năm 2016
Vai tròHỗ trợ thiết kế thành phần chế độ xemSử dụng các chỉ thị và thành phần
Ngôn ngữJavaScriptTypeScript
Hỗ trợKhông được Google hỗ trợĐược Google hỗ trợ
ResponsiveKhông hỗ trợ trình duyệt web trên thiết bị di độngĐược hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt di động phổ biến
Kết cấuPhù hợp hơn cho các ứng dụng nhỏDễ dàng quản lý và xây dựng các ứng dụng lớn
Cấu hìnhSử dụng $ routeprovider.when () để cấu hình định tuyếnSử dụng @Route Config {(…)} để cấu hình định tuyến
Tốc độKhông nhanh như AngularNhanh hơn AngularJS

 

5. Tại sao nên chọn Angular?

Angular là một framework được phát triển bởi Google – một cái tên đã quá đỗi quen thuộc trong giới công nghệ, sau đây là một số lý do mà bạn có thể muốn chọn Angular Framework:

  • Mô hình MVC: Angular tuân theo mô hình MVC (Model-View-Controller), giúp tổ chức mã nguồn rõ ràng, dễ dàng bảo trì và mở rộng.
  • Two-way Data Binding: Khả năng liên kết dữ liệu hai chiều giữa model và view, khiến việc cập nhật dữ liệu trở nên dễ dàng và tự động.
  • Dependency Injection: hệ thống Dependency Injection mạnh mẽ, giúp quản lý và tái sử dụng các thành phần trong ứng dụng.
  • Kiến trúc Component-Based: Angular xây dựng ứng dụng dựa trên các thành phần (components) độc lập, cho phép tái sử dụng, bảo trì dễ dàng và tạo ra ứng dụng phức tạp.
  • Hỗ trợ bơi Google: Được phát triển và duy trì bởi Google, Angular có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng phát triển và có sự hỗ trợ liên tục từ nhóm phát triển chính của Google.
  • TypeScript: Angular được viết bằng TypeScript, một ngôn ngữ lập trình phổ biến với tính kiểu tĩnh, giúp phát hiện lỗi sớm hơn và cải thiện tính rõ ràng của mã nguồn.
  • Sử dụng rộng rãi trong cộng đồng: Cộng đồng sử dụng framework này lớn, cung cấp nhiều tài liệu, hướng dẫn và thư viện hỗ trợ, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cụ thể.

Kết luận

Dù là người mới bắt đầu hoặc đã có kinh nghiệm làm việc với Angular thì đều không thể phủ nhận rằng Angular là một framework hữu ích giúp tối ưu hóa quy trình phát triển, mà còn đồng hành cùng bạn trong việc tạo ra những ứng dụng web mạnh mẽ và linh hoạt hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng. Hãy theo dõi thêm các bài viết của Tothost để nắm bắt được nhiều framework mạnh mẽ nhé!

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng