Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Drupal là gì? Có nên sử dụng CMS Drupal

26/10/2023

icon

Hiện nay, hầu hết khi nhắc đến việc xây dựng và phát triển website thì mọi người đều nghĩ đến WordPress. Nhưng đó không phải là nền tảng duy nhất, bên cạnh đó còn có Drupal – nền tảng mà bất cứ web developer nào cũng cần biết đến. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông qua bài viết kiến thức “Drupal là gì? Có nên sử dụng CMS Drupal” ngay sau đây nhé!

Mục lục

Mục lục

1. Drupal là gì?

Drupal là gì?

Drupla là một hệ quản thống quản trị nội dung có mã nguồn mở (CMS) được viết bằng PHP nhằm mục đích xây dựng trang web cũng như ứng dụng web, cho phép user có thể tạo, chỉnh sửa nội dung trên website mà không yêu cầu kiến thức chuyên sâu về lập trình. 

Các loại trang web được xây dựng từ Drupal thường từ blog cá nhân cho đến web thương mại điện tử.

CMS (Content Management System) là hệ thống quản lý nội dung trên trang web, giúp điều khiển mọi hoạt động liên quan đến tin tức, hình ảnh, video, danh mục và thông tin liên hệ của trang. Các CMS tiên tiến còn cho phép chỉnh sửa, phân loại danh mục và thậm chí thay đổi giao diện cũng như thực hiện các tác vụ phức tạp khác trên trang web.

Drupal là gì?

Lịch sử phát triển

Drupal được biết đến lần đầu tiên vào năm 2000, tạo ra và phát triển bởi một lập trình viên người Bỉ – Dries Buytaert. Sau đó, Drupal dần dần phát triển thành một hệ thống quản lý nội dung đầy đủ qua các cột mốc sau:

  • 2001: Drupal 1.0 được phát hành
  • 2003: Drupal 4.0 cải thiện tính năng
  • 2005: Drupal 4.7 đánh dấu sự ra mắt của hệ thống mo-đun phụ thuộc.
  • 2007: Drupal 5.0 cải thiện hiệu suất.
  • 2008: Drupal 6.0
  • 2011: Drupal 7.0 ra mắt một số tính năng mới.
  • 2015: Drupal 8.0 sử dụng Symfony Framwork PHP hướng đến việc cung cấp nền tảng linh hoạt hơn cho web developer.
  • 2020: Drupal 9.0 cập nhật thêm các thư viện quen thuộc.

Tính năng của Drupal

  • Collaborative Book: Cho phép người dùng đóng góp và tổ chức nội dung thông qua chức năng được gọi là ‘quyển sách’.
  • URL thân thiện: Tạo ra các URL thân thiện với người dùng và cả các công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng mod_rewite của Apache.
  • Trợ giúp trực tuyến: Xây dựng hệ thống trợ giúp trên trang web.
  • Mã nguồn mở: Drupal sử dụng mã nguồn hoàn toàn miễn phí theo giấy phép GNU/GPL 2.
  • Cá nhân hóa: Cho phép người dùng cá nhân hóa nội dung và cách trình bày theo các tiêu chuẩn của họ.
  • Hệ thống phân quyền theo vai trò (role-based): Tạo và gán các vai trò khác nhau cho người dùng.
  • Tìm kiếm: Cung cấp các module tìm kiếm tích hợp sẵn.
Bắt đầu với Drupal

2. Khả năng ứng dụng của Drupal

2.1. Drupal phù hợp website nào?

Drupal có khả năng phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm:

  • Trang web Cá nhân và Blog: tạo và quản lý trang web cá nhân hoặc blog với các tính năng như viết bài, bình luận và chia sẻ nội dung.
  • Trang web Doanh nghiệp và Tổ chức: quản lý sản phẩm, dịch vụ, liên hệ khách hàng, thông tin về công ty và hỗ trợ trực tuyến.
  • Trang web Tin tức và Truyền thông:quản lý nhiều bài viết, phân loại tin tức và tích hợp hình ảnh và video, lý tưởng cho các trang web tin tức và truyền thông.
  • Cửa hàng Trực tuyến (E-commerce): được sử dụng để xây dựng cửa hàng trực tuyến bằng cách tích hợp các giải pháp thương mại điện tử và sử dụng các mô-đun chuyên nghiệp.
  • Trang web Chính phủ và Tổ chức Phi lợi nhuận: hỗ trợ trang web của chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức xã hội với các tính năng quản lý thông tin công cộng, sự kiện và kết nối với cộng đồng.
  • Mạng xã hội và Cộng đồng Trực tuyến: kết nối người dùng, chia sẻ nội dung và tương tác xã hội.
  • Ứng dụng Web Tùy chỉnh: xây dựng các ứng dụng web tùy chỉnh với các chức năng riêng biệt.

2.2. Ưu điểm của Drupal

  • Mobile-First: Drupal không chỉ hỗ trợ thiết kế trình duyệt tuyệt vời cho mọi loại thiết bị, mà còn đảm bảo hiển thị web trên điện thoại di động một cách xuất sắc. Để tìm hiểu thêm về khái niệm Mobile-First, bạn có thể đọc bài viết: ‘Mobile First Index là gì?’.
  • Bảo mật cao: Drupal được thiết kế với tính năng bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho trang web của bạn. Hơn nữa, Drupal có khả năng xác định và tự động cung cấp các bản vá lỗi một cách nhanh chóng.
  • Multisite: Drupal giúp bạn quản lý nhiều trang web trong một chiến dịch, thương hiệu, tổ chức và khu vực địa lý trên một nền tảng duy nhất.
  • Đa ngôn ngữ: Drupal hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, giúp người dùng dễ dàng tạo và quản lý nhiều trang web trên các khu vực địa lý khác nhau.

2.3. Hạn chế của Drupal

  • Số lượng Mô-đun ít hơn so với WordPress và đa số không miễn phí.
  • Khi sử dụng Drupal phải phụ thuộc vào nhà nhà phát triển để cấu hình và triển khai đúng cách nên cần hợp tác với nhà phát triển có kinh nghiệm về Drupal để tối ưu.
  • Drupal sẽ tốn chi phí và thời gian cải thiện, phát triển trong khi đó người dùng chọn lựa giải pháp đơn giản hơn là WordPress.

3. Hướng dẫn cài đặt Drupal

3.1. Sử dụng Auto Installer

  • Truy cập Control Panel trên Hosting của bạn
  • Tìm kiếm auto-installer
  • Chọn Drupal
  • Điền đầy đủ thông tin yêu cầu
  • Chọn Install để tiến hành cài đặt

3.2. Thủ công

Cài lên Hosting Web

  • Download Drupal 8 tại: https://www.drupal.org/
  • Giải nén và cài lên tài khoản web hosting của bạn
  • Chuẩn bị Database để cài đặt
  • Tiếp tục cài Drupal theo hướng dẫn

Cài lên Localhost

  • Bước 1: Sau khi download, bạn hãy copy vào thư mục XamPP đã cài lúc trước, thường là “~/xampp/htdocs/“. Thư mục bạn giải nén ra là “~/xampp/htdocs/drupal_8.1.2
Cài đặt Drupal thủ công
  • Bước 3: Bạn sẽ gặp trường hợp không tìm thấy thư mục “~/drupal_8.1.2/sites/default/files/translations” để dành cho việc dịch theo ngôn ngữ. Điều này sẽ chỉ xảy ra nếu bạn chọn ngôn ngữ khác ngoài tiếng anh.
    Hãy tạo thư mục đó và phân quyền cho thư mục đó, rồi nhấn vào “try again“. Lúc này ngôn ngữ Tiếng Việt đã được cài đặt xong.
  • Bước 4: Chọn kiểu “Tiêu chuẩn” nếu bạn đang học sử dụng Drupal. Nếu có lỗi xảy ra trong bước này thì hãy theo dõi trình cài đặt gợi ý cho bạn nên cài thêm gì để tiếp tục.
  • Bước 5: Liên kết database:
    Hãy mở tap khác về địa chỉ: http://localhost/phpmyadmin . Tạo 1 database với tên mà bạn muốn, trong trường hợp này là “drupal_812“.
Cài Drupal lên Localhost

Cuối cùng bấm “Lưu và tiếp tục” bạn sẽ bắt đầu cài đặt Drupal.

  • Bước 6: Cấu hình website Drupal
    Ở bạn sẽ cấu hình về Tên website, email, username, mật khẩu của người quản trị website hay còn gọi là super admin.
    Để truy cập trang quản trị bạn chỉ cần vào: http://localhost/drupal_8.1.2/admin .

4. Cách tạo Website với Drupal

Dựng Website với Drupal

  • Tạo Drupal Taxonomies
  • Tạo Articles và các trang Basic Pages
  • Tạo Menus
  • Tạo Drupal Blocks

Cài đặt Drupal Modules

Tiếp tục các bước sau để cài module trên Drupal:

  • Chuột phải vào module và chọn Copy link location
  • Chuyển tới trang chủ Drupal và click Extend
  • Click tiếp vào Install new module
  • Install from a URL, dán link ở bước (1)
  • Install và đợi tiến trình hoàn tất

Cài đặt Drupal Themes

Quá trình cài đặt Drupal Themes tương tự quá trình cài đặt modules:

  • Chuột phải vào theme và chọn Copy link location
  • Click Appearance trên trang chủ Drupal
  • Click vào Install new theme
  • Install from a URL, dán link ở bước (1).
  • Nhấn Install và chờ quá trình cài đặt kết thúc.

Tạo Blog trên Drupal

Quá trình tạo Blog trên Drupal gồm các bước dưới đây:

  • Thiết lập blog trên Drupal.
  • Truy cập vào Content -> Add content
  • Thêm tiêu đề, nội dung
  • Xuất bản blog bằng cách nhấn nút Save and publish. 

Backup Drupal

Bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Đăng nhập vào tài khoản Hosting control panel.
  • Chọn Backups bên dưới mục Files.
  • Bạn sẽ thấy một số bản backup. Để tạo mới, nhấn nút Generate a new backup.
  • Một hộp thoại hỏi bạn có muốn xóa bản cũ và lưu đè bản mới lên không, nhấn chọn Yes.
  • Vậy là xong. Bạn có thể tải backup về bây giờ.

Cập nhật Drupal

Cập nhật và nâng cấp trong Drupal là hai phần khác nhau. Theo đó, cập nhật là những bản nâng cấp nhỏ, trong khi nâng cấp có thể thay đổi cơ bản các tính năng ban đầu của Drupa. Để xem liệu có bản cập nhật nào cho Drupal hay không, hãy truy cập vào Reports và click vào mục Available Updates.

Phiên bản Drupal mới nhất hiện nay là 10.

Drupal 10.0

Lời kết

Có thể thấy ngoài WordPress thì Drupal cũng là một công cụ rất hữu hiệu khi xây dựng và phát triển web và ứng dụng web. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn WordPress hay sử dụng Drupal? Nếu bạn còn đang phân vân thì hãy theo dõi bài viết tiếp theo của Tothost đề cập đến chủ đề này nhé! Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm về CMS tại: https://tothost.vn/cms-la-gi/

TAG: website

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng