Dưới sự lãnh đạo của ông Musk, X cũng đã bắt đầu tính phí một số tính năng trước đây miễn phí. Ví dụ như khả năng người dùng gửi tin nhắn trực tiếp đến những người không theo dõi họ.
Suốt thời kì lịch sử phát triển của Internet, chữ F (Facebook) đại diện cho các cộng đồng đông đảo, nhắn tin thuận tiện cùng nhiều tính năng hấp dẫn; chữ I (Instagram) đại diện cho nền tảng chia sẻ những bức ảnh tuyệt vời, độc đáo.
Và khi nhắc tới hai nền tảng này, ta không thể quên được biểu tượng chú chim xanh cùng tiếng huýt sáo “Tweet” quen thuộc. Sau hàng thập kỉ liên tục phát triển, giờ đây chú chim xanh đã chính thức trở thành sở hữu của vị tỷ phú thiên tài, Elon Musk cùng những dự định trở thành siêu ứng dụng mạnh mẽ nhất toàn cầu. Thông qua bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một sự kiện của X (Twitter) đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người dùng trên toàn thế giới nhé.
Elon Musk và câu chuyện bắt con chim xanh
Twitter là một trang mạng xã hội được sáng lập bởi Jack Dorsey, Biz Stone, Evan Williams và Noah Glass, hoạt động từ tháng 7 năm 2006.
Khi sử dụng Twitter, người dùng có thể tương tác với nhau thông qua việc đăng tải hình ảnh, thông điệp lên trang cá nhân và phản hồi với người khác. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể theo dõi các hoạt động của thần tượng, bạn bè và người thân được đăng tải trên các tài khoản Twitter của họ một cách dễ dàng. Suốt từ khi ra mắt tới tận sau này, Twitter vẫn luôn nằm trong top những ứng dụng có nhiều người sử dụng nhất thế giới.
Tháng 4 năm 2022, toàn cõi mạng internet đã bị chấn động bởi một tin tức bất ngờ, vị tỉ phú thiên tài lập dị, Elon Musk quyết định sẽ mua lại và thâu tóm “chú chim xanh” Twitter.
Chỉ vỏn vẹn trong 6 tháng sau, Elon Musk hoàn tất thương vụ, sở hữu tới 9,1% cổ phần sở hữu và là cổ đông lớn nhất của “tổ chim xanh”.
1 năm sau khi nhận chức, vào ngày 24.7.2023, Elon Musk lại tiếp tục “phá đảo cõi mạng” khi đưa ra tuyên bố sẽ đổi tên chính thức của Twitter thành X, đặt bút bắt đầu cho tham vọng biến Twitter thành siêu ứng dụng trên toàn địa cầu.
Ngay sau đó biểu tượng “chim xanh” của Twitter lập tức được thay bằng logo mới, trong khi tài khoản chính thức của nền tảng cũng đã đổi tên thành X.
Các tính năng đặc trưng của X (Twitter) là gì?
- Tweet: Chia sẻ trạng thái đến mọi người trên X. Với mỗi Tweet, số lượng ký tự tối đa là 140 ký tự.
- Retweet: Là việc chia sẻ lại các Tweet để những người đã theo dõi bạn có thể xem được.
- Follow: Là hành động theo dõi một đối tượng nhất định. Nó có nghĩa là bạn có thể thấy mọi thứ được đăng tải trên tài khoản X mà bạn Follow. Đồng thời, mỗi khi đối tượng bạn Follow có những bài đăng mới thì bạn sẽ nhận được thông báo.
- Following: Là xác nhận bạn đã theo dõi một tài khoản nào đó trên X.
- Unfollow: Là hành động ngừng theo dõi và nhận thông báo từ một đối tượng mà bạn đã Follow trước đó trên X.
Động thái từng bước biến X thành một ứng dụng trả phí
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên Elon Musk cố gắng biến X thành một ứng dụng trả phí. Trong nhiều tháng gần đây, X đã rất nỗ lực để thu hút nhiều người dùng trả tiền cho dịch vụ đăng ký X Premium (trước đây gọi là Twitter Blue), có giá khởi điểm là 8 USD hàng tháng ( khoảng 195.000 VNĐ). Gói Premium này sẽ cung cấp cho người dùng một số các đặc quyền khá nổi bật như khả năng viết các bài tweet dài hơn, hiển thị ít quảng cáo hơn lên trang chủ, thêm vào các dạng font đặc biệt,…và vô vàn các tính năng khác.
Dưới sự lãnh đạo của ông Musk, X cũng đã bắt đầu tính phí một số tính năng trước đây miễn phí. Ví dụ như khả năng người dùng gửi tin nhắn trực tiếp đến những người không theo dõi họ. Người dùng giờ đây cũng phải trả tiền cho X Pro, công cụ trước đây có tên là TweetDeck, từ lâu đã phổ biến với những người dùng lâu năm của trang web.
Lý do thực sự khiến Elon Musk quyết định thu phí người dùng
Trong buổi phát trực tiếp trên X ngày 18-9 với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tỉ phú Elon Musk nói lý do quan trọng nhất để thu phí người dùng hằng tháng là để chống lại các tài khoản bot (Tài khoản giả do máy tính tạo ra chứ không phải người dùng). Không chỉ với X, mà tất cả các ứng dụng mạng xã hội khác đều tồn tại một lượng lớn các tài khoản bot. Những người có ý đồ xấu sẽ sử dụng lượng lớn tài khoản này để tung tin giả, điều hướng dư luận, kích động chính trị và cả lôi kéo đám đông.
Từ đây, ông Múc lập luận rằng, việc thu một khoản phí nhỏ, dù chỉ là vài đô la, cũng sẽ giảm thiểu vô cùng nhiều ảnh hưởng của tài khoản bot. Vì nếu một người sở hữu nhiều bot như vậy, khi cộng dồn lại sẽ là một số tiền khổng lồ.
Ông Elon Musk cũng khẳng định những người dùng thật sự sẽ chỉ tốn một khoản phí vô cùng nhỏ nếu chỉ sử dụng 1 đến 2 tài khoản riêng biệt.
Động thái này có thực sự làm tình hình khá khẩm hơn?
Việc thu phí người dùng sẽ là sự thay đổi lớn nhất kể từ khi ông mua lại mạng xã hội X vào tháng 10 năm ngoái. Thời điểm đó, ông Musk thừa nhận đã trả quá nhiều tiền cho nền tảng này khi chi 44 tỉ USD, bao gồm 33,5 tỉ USD vốn cổ phần. Những thay đổi như sa thải nhiều nhân viên, đổi tên, hay ra mắt chương trình đăng ký người dùng Twitter Blue vào tháng 3-2022… của ông Musk đều nhằm mục đích tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho X.
Tuy vậy, trong một bài đăng trên X vào tháng 7-2023, ông Musk vẫn cho biết X đang gặp khó khăn về tài chính: “Dòng tiền của chúng tôi vẫn đang âm do doanh thu quảng cáo giảm 50%, cộng với gánh nặng nợ nần chồng chất”.
Tuy vậy, với những người dùng, đây có thể không phải một tin tức dễ chịu gì cho lắm. Nhiều người dùng đã phản ứng rất dữ dội trước thông tin này do đã quen với việc không phải trả tiền và thay vào đó, các nền tảng thường chuyển sang quảng cáo để kiếm doanh thu. Việc thu phí cho tất cả người dùng sẽ là một thay đổi đáng kể đối với nền tảng. Theo một số khảo sát người dùng, chỉ có khoảng hơn 800 ngàn người sẵn sàng bỏ ra khoản phí nhỏ này ra để tiếp tục sử dụng X, là một con số cực cực kì nhỏ khi so sánh với tổng số người dùng của X hiện tại là 528 triệu người.
Thông qua bài viết này, Tothost mong đã có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về quyết định thay đổi mới nhất của nhà sáng lập SpaceX với nền tảng ứng dụng nổi tiếng nhưng cũng vô cùng tai tiếng này. Chúc bạn có trải nghiệm thật tốt khi sử dụng Twitter nhé.