Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Source Code là gì? Nên chọn loại mã nguồn nào?

11/09/2023

icon

Source code (mã nguồn) được ví như khung xương cơ bản của mọi hoạt động trên một website. Vậy mã nguồn là gì? Open source và Closed source có gì khác nhau? Cùng tìm hiểu với Tothost trong bài viết sau đây.

Mục lục

Mục lục

1. Giới thiệu về Source Code

1.1. Khái niệm Source Code (Mã nguồn)

Source code, còn gọi là mã nguồn, hiểu đơn giản là loạt các dòng chữ, ký tự và cú pháp biểu diễn ngôn ngữ lập trình mà các lập trình viên sử dụng để xây dựng và phát triển phần mềm. Nó có thể được coi là hình thức của “ngôn ngữ máy” mà máy tính có thể hiểu. Từ những dòng mã đơn giản cho đến những dự án phức tạp hàng nghìn dòng mã, source code chính là bí quyết nằm sau mọi khía cạnh của cuộc sống số hóa hiện đại.

1.2. Vai trò của Source Code trong lập trình Website

Với mỗi doanh nghiệp hoặc cá nhân, một website chỉn chu được xem như điều kiện tiên quyết nhằm tác động vào nhu cầu mua hàng của khách hàng, tăng nhận diện và giúp khách hàng có ấn tượng hơn với nhãn hàng. Trong lập trình website, mã nguồn giữ vai trò quyết định và xây dựng toàn bộ các chức năng của trang web. Nó giúp trang web xác định được chính xác các thao tác và tương tác của người dùng.
Có thể ví mã nguồn như khung xương cơ bản của mọi hoạt động trên trang web, ví dụ như kéo, rê chuột cho đến những chức năng phức tạp như thêm vào giỏ hàng, điền thông tin cá nhân, tải xuống, tìm kiếm, và nhiều hơn nữa.

Mã nguồn giúp định nghĩa cách mà trang web hoạt động, giúp ta hiểu và tùy chỉnh các tương tác mà người dùng có thể thực hiện trên đó.

Các vai trò chủ yếu của Source code:

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

  • Source Code ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang web. Mã nguồn tối ưu giúp giảm thời gian chờ đợi của người dùng.
  • Mã nguồn được chăm chút cẩn thận cũng giúp website tránh được các lỗi và xung đột gây ra các vấn đề không mong muốn cho người dùng.

Đảm bảo tính tương thích

  • Source Code đúng cách giúp đảm bảo rằng trang web hoạt động tốt trên các trình duyệt khác nhau, từ Chrome đến Firefox và Safari. Nếu Source Code không tương thích, trang web có thể bị lỗi hiển thị hoặc lỗi chức năng.

Dễ dàng bảo trì và cập nhật

  • Mã nguồn dễ đọc giúp cho việc bảo trì và cập nhật trang web trở nên dễ dàng hơn.
  • Khi cần thay đổi, sửa lỗi hoặc thêm tính năng mới, việc có Source Code cũng sẽ tiết kiệm thời gian và công sức.

2. Có những loại source code nào?

Source code được chia làm 2 loại cơ bản: Mã nguồn mở (Open source) và mã nguồn đóng (Closed source). Hai loại mã nguồn này khác nhau về cách truy cập, sử dụng và phân phối. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 mã nguồn này.

2.1. Phân loại mã nguồn

Source Code được chia làm 2 loại như sau:

  • Mã nguồn mở (Open Source) là loại mã nguồn miễn phí và được chia sẻ công khai trên mạng mà không yêu cầu phí để tải xuống. Người dùng có thể tự do chỉnh sửa mã nguồn này và điều chỉnh nó để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Mã nguồn đóng (Closed source) là mã nguồn được xây dựng bởi một lập trình viên, công ty hoặc một nhóm lập trình viên. Mỗi đơn vị sẽ sở hữu một bộ mã nguồn riêng cho việc thiết kế website.

2.2. Sự khác biệt giữa hai loại mã nguồn

So sánh Open Source và Closed Source

2.2.1. Về độ bảo mật

Mã nguồn mở  là một cộng đồng đông đảo của các nhà phát triển, với hàng nghìn người sử dụng và đóng góp ý kiến. Mã nguồn này được kiểm duyệt bởi đơn vị phát hành để đảm bảo tính bảo mật, nhưng vẫn khó đảm bảo tuyệt đối. Các hacker có thể đánh cắp thông tin bởi họ có thể nhìn thấy mã nguồn.Ngoài ra, cần lưu ý rằng mã nguồn mở có tính bảo mật thấp hơn mã nguồn đóng, dẫn đến nguy cơ mất thông tin và dữ liệu quan trọng.

Mã nguồn đóng  được thiết kế và xây dựng theo nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể, không có các tính năng dư thừa và có cơ chế bảo mật riêng. Mã nguồn này sẽ được các chuyên gia lập trình nắm giữ, giúp giảm thiểu sự tấn công từ các hacker.. Tuy nhiên, tốc độ cập nhật lỗi phụ thuộc vào đơn vị phát triển và chỉ họ mới có thể điều chỉnh mã nguồn.

2.2.2. Về chi phí xây dựng và vận hành

Mã nguồn mở là một lựa chọn hấp dẫn cho các dự án phần mềm, vì nó cung cấp các chức năng cơ bản miễn phí. Tuy nhiên, khi bạn muốn xây dựng một giao diện đẹp mắt, tích hợp thanh toán hoặc các tính năng phức tạp khác, bạn sẽ cần phải trả phí để sử dụng các phiên bản cao cấp hoặc các plugin bổ sung. 

Mã nguồn đóng thường có chi phí ban đầu cao hơn, bởi bạn cần mua bản quyền để sử dụng các tính năng đã được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, một lợi thế quan trọng là sau khi triển khai, các thay đổi và bổ sung tính năng mới sẽ có mức phí thấp hơn, do các chuyên viên lập trình đã nắm rõ mã nguồn và có thể thực hiện điều chỉnh một cách dễ dàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí phát triển trong tạm dài hạn.

2.2.3. Nâng cấp chức năng

Mã nguồn mở:

  • Miễn phí nâng cấp chức năng cơ bản: Mã nguồn mở cung cấp miễn phí các chức năng cơ bản, cho phép người dùng sử dụng và thậm chí tùy chỉnh một số tính năng cơ bản của trang web hoàn toàn miễn phí
  • Trả thêm cho các tính năng nâng cao: Khi bạn muốn sử dụng các tính năng nâng cao như giao diện đẹp hơn hoặc bổ sung thêm các tính năng phong phú hơn cho trang web của mình, bạn sẽ phải trả thêm phí .
  • Có thể tha hồ vọc vạch: Vì mã nguồn mở được chia sẻ công khai và có một cộng đồng lớn phát triển, bạn có thể tự nâng cấp và điều chỉnh trang web của mình theo đúng yêu cầu của mình một cách tự do hơn.

Mã nguồn đóng :

  • Phải phụ thuộc nhiều hơn vào đội ngũ phát triển mã nguồn: Mã nguồn đóng thường do một đơn vị phát triển hoặc công ty sở hữu và nắm giữ, nên bạn phải phụ thuộc vào họ để nâng cấp và điều chỉnh các chức năng trên trang web.
  • Phí nâng cấp và thêm tính năng: Bạn cũng phải trả một khoản phí nếu muốn nâng cấp và thêm tính năng vào trang web của mình giống như với mã nguồn mở. Tuy nhiên, mức phí thường thấp hơn so với sử dụng mã nguồn mở để thêm tính năng tương tự.
  • Bắt buộc phải tuân thủ các quy định của đơn vị phát hành: Trong việc điều chỉnh và nâng cấp mã nguồn đóng, bạn phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc được đặt ra bởi đơn vị phát triển, đảm bảo tính riêng tư và bảo mật của mã nguồn.

3. Bạn nên sử dụng loại mã nguồn nào?

Nên chọn mã nguồn nào?

Trong quá trình phát triển phần mềm và ứng dụng, việc lựa chọn loại mã nguồn là một quyết định quan trọng. Mã nguồn mở mang lại sự thoải mái, tự do chỉnh sửa và sự hỗ trợ vô cùng lớn từ cộng đồng, trong khi mã nguồn đóng tập trung vào bảo mật. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cân cân nhắc để đưa ra quyết định:

Mục đích sử dụng

  • Nếu bạn cần sử dụng một sản phẩm hoặc dự án cho mục đích cá nhân hoặc doanh nghiệp, bạn nên xem xét tính linh hoạt của mã nguồn mở. Mã nguồn mở thường cho phép bạn tùy chỉnh và điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của bạn.
  • Nếu bạn cần một ứng dụng hoặc dịch vụ có tính bảo mật cao và không muốn tiết lộ mã nguồn cho bất kỳ ai, mã nguồn đóng có thể là lựa chọn tốt hơn.

Ngân sách

  • Mã nguồn mở thường miễn phí và có cộng đồng phát triển mạnh mẽ. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí phát triển và bảo trì phần mềm.
  • Mã nguồn đóng thường đòi hỏi phải mua bản quyền hoặc trả phí sử dụng. Điều này có thể tạo áp lực tài chính lên doanh nghiệp của bạn.

Tính bảo mật

  • Mã nguồn mở có lợi thế về tính minh bạch, vì tất cả mọi người đều có thể xem mã nguồn. Điều này có thể giúp phát hiện và khắc phục lỗ hổng bảo mật nhanh chóng.
  • Mã nguồn đóng không cho phép ai xem mã nguồn, điều này có thể làm giảm khả năng kiểm tra bảo mật bằng cách sử dụng cộng đồng mạng.

Hỗ trợ và cộng đồng

  • Mã nguồn mở thường có cộng đồng phát triển lớn, điều này có thể đồng nghĩa với việc có nhiều tài liệu và hỗ trợ trực tuyến. Bạn có thể nhận sự giúp đỡ từ cộng đồng này.
  • Mã nguồn đóng thường có hỗ trợ chính thức từ nhà phát triển, nhưng bạn có thể phải trả phí để sử dụng dịch vụ hỗ trợ này.

Tính mở rộng và tương lai

  • Mã nguồn mở thường có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai vì có nhiều động lực từ cộng đồng phát triển.
  • Mã nguồn đóng có thể bị giới hạn bởi sự phụ thuộc vào một công ty hoặc nhóm nhỏ phát triển.

Lời kết

Tóm lại, quyết định chọn mã nguồn mở hay đóng phụ thuộc vào nhu cầu và tình hình cụ thể của bạn. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể sử dụng cả hai loại mã nguồn, tận dụng lợi ích của mỗi loại để đáp ứng các mục tiêu cụ thể của bạn.

Đọc thêm các bài viết liên quan tại: https://tothost.vn/c/blog/kien-thuc/

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng