Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Subdomain là gì? Có thể tạo ra bao nhiêu Subdomain? (2024)

29/09/2023

icon

Đối với các quản trị viên website, Subdomain đã trở thành một khái niệm quen thuộc trong việc thu hút khách hàng và tăng trải nghiệm trên trang web. Subdomain có thể được tạo hoàn toàn miễn phí và nó có thể hoạt động y hệt như một tên miền thực thụ. Thông qua bài viết này, Tothost sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức để giúp bạn có thể nâng cấp website của chính mình nhé!

Mục lục

Mục lục

1. Subdomain là gì?

Domain hay tên miền, là địa chỉ mà người dùng Internet có thể sử dụng để truy cập vào trang web của bạn.

Subdomain có thể hiểu đơn giản là tên miền phụ hay nói cách khác đây là tên miền mở rộng của tên miền chính. Cơ chế hoạt động và tính chất của subdomain cũng như những tên miền bình thường.
Tuy nhiên subdomain sẽ có thể tiền tố phía trước domain name. Ví dụ: tên miền chính của tothost là https://www.tothost.vn, khi đó Subdomain có thể là vps.tothost.vn, hosting.tothost.vn, tintuc.tothost.vn…

2. Phân biệt với Domain

Về sự khác nhau giữa Domain và Subdomain phần lớn sẽ không quá rõ rệt bạn có thể hiểu như sau:

  • Domain đóng vai trò như một địa chỉ IP của mỗi trang web vào các trình duyệt. Bạn không cần phải gõ một dãy số mà chỉ cần gõ trên Domain là được. Domain mang lại cho các trang web tên riêng của đẹp mắt, có thể dễ dàng ghi nhớ và sử dụng bởi tất cả mọi người.
  • Còn Subdomain cũng giống vai như trên nhưng phải phụ thuộc vào tên của Domain chính. Bạn có thể tạo thêm tên miền phụ cho tên miền chính của bạn mà không yêu cầu bất kỳ khoản phí bổ sung nào và bạn thường có thể đặt chúng dễ dàng.
Subdomain là gì
Subdomain là gì

3. Với mỗi một Domain, có thể tạo ra bao nhiêu Subdomain?

Về lý thuyết, một Domain có thể tạo ra vô hạn Subdomain, miễn là bạn không đặt tên trùng nhau. Tuy vậy, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề sau trước khi tạo Subdomain để tránh các sự cố trong tương lai:
Đầu tiên, cấu hình nơi website chính đăng ký máy chủ.
Thứ hai, Cấu hình máy chủ DNS của tên miền đang lưu trữ và giải bằng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại. Bạn cần cấu hình bản ghi DNS (A hoặc CNAME) cho subdomain của mình để nó trỏ đúng địa chỉ IP hoặc tên miền mục tiêu. Điều này giúp truy cập subdomain đúng cách.

Đọc thêmDNS Server là gì? DNS hoạt động ra sao?

Thứ ba, SSL/TLS: Nếu bạn muốn subdomain của mình sử dụng kết nối an toàn (HTTPS), bạn cần cân nhắc cài đặt chứng chỉ SSL/TLS riêng cho subdomain hoặc sử dụng một chứng chỉ wildcard nếu có.
Cuối cùng, khả năng tương thích SEO.

4. Ưu nhược điểm của Subdomain

4.1. Ưu điểm

  • Giúp bạn thử nghiệm các chiến dịch mới

Giả sử, bạn có một trang web. Bạn muốn thêm vào trang web này những phần mới, những bố cục mới và nội dung mới, nhưng chưa chắc rằng liệu khách hàng có thích những thay đổi ấy hay là không. Từ đây, bạn có thể tạo ra một subdomain và một trang đích hoàn toàn mới để thử nghiệm những gì bạn muốn. 

  • Giúp tăng trưởng thương hiệu

Subdomain sẽ là một giải pháp vô cùng phù hợp nếu bạn không muốn áp dụng quá nhiều cấu trúc URL, mà chỉ cần tạo ra các subdomain khác nhau cho mỗi một mục đích khác nhau. 

  • Giúp bạn xây dựng các trang web riêng biệt khác nhau dưới một tên miền

Với các trang web đã tồn tại lâu, việc thiết kế lại sẽ khá khó khăn, tốn tiền bạc và thậm chí khiến khách hàng không hài lòng và bỏ đi. Chính từ đây, bạn có thể sử dụng subdomain tùy thích để tạo ra vô vàn các thiết kế khác nhau, với những trang đích khác nhau mà không lo ảnh hưởng tới domain chính của bạn.

4.2. Nhược điểm

  • Tốn công sức

Một subdomain mới, bạn cần phải tạo một giao diện mới, content mới, bộ cục mới cho các subdomain đó. Từ đây, không những phải duy trì domain mới, bạn cần phải quản trị rất nhiều công việc cùng lưu lượng truy cập từ tất cả các subdomain nhỏ nữa. 
Khi chưa có khả năng quản trị website tốt, việc có quá nhiều subdomain sẽ khiến bạn dễ bị quá tải trong việc quản lý tất cả các trang web này.

  • Có thể tạo ra trải nghiệm thương hiệu không nhất quán

Nếu bạn đang dự định lưu trữ blog công ty của mình trên một subdomain, thì bạn sẽ cần suy nghĩ về việc nhất quán trải nghiệm cho người dùng. Subdomain sẽ khó đồng nhất về mặt thiết kế với website chính. 

5. Bạn có thể tận dụng ưu thế của một Subdomain như thế nào?

  • Tạo ra các website riêng biệt cho các nhóm khách hàng

Mục đích chính của subdomain là để tạo một website mới từ Domain chính. 
Bạn hoàn toàn không mất thêm bất kỳ chi phí nào để đăng ký một tên miền mới, trong khi, website được tạo ra từ subdomain lại có thể hoạt động như website chính. Nếu muốn tiếp cận một nhóm khách hàng đặc thù, bạn có thể sử dụng Subdomain để tạo ra một nơi chứa đầy đủ thông tin, content phù hợp với nhóm khách hàng đó.

  • Tách khỏi domain chính, từ đó tạo ra các website riêng để viết blog hoặc bán hàng

Dùng subdomain để chia các Module vốn dĩ ở website chính ra các trang web độc lập không phải là hiếm thấy. Với một doanh nghiệp đa ngành nghề thì việc tách chúng ra có lợi cho việc phát triển quy mô.
Chẳng hạn công ty bạn kinh doanh nhiều mặt hàng như giày dép, đồng hồ, túi xách, nước hoa, ví tiền…. Bạn muốn phát triển kênh blog cho từng nhóm sản phẩm nhưng lại rất khó để phân chia chúng chỉ trong một module. Do đó, bạn có thể tách riêng chúng ra một website khác sử dụng subdomain. Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập còn dễ hơn nhiều so với duy trì một trang web đa năng.

  • Tiết kiệm chi phí

Vì có thể tạo ra số lượng website không giới hạn từ một domain chính, Subdomain được coi là một loại công cụ hoàn toàn miễn phí, từ đây giúp bạn tiết kiệm chi phí thay vì việc phải đi mua quá nhiều domain cho từng loại mục đích khác nhau.

Lời kết

Subdomain, có thể trở thành một công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực cho các nhà thiết kế website trong việc thu hút thêm khách hàng và tăng trải nghiệm khách hàng trên trang web. Thông qua bài viết “Subdomain là gì? Có thể tạo ra bao nhiêu Subdomain? (2023)” Tothost mong rằng đã cung cấp được cho bạn đầy đủ các thông tin cần biết về Subdomain.

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng