Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

JavaScript cho người mới bắt đầu (2024)

19/12/2023

icon

Trong những năm gần đây JavaScript đang ngày càng trở nên thông dụng, cùng với đó là hàng loạt các Framework ra đời từ front-end cho tới back-end đều có sự hiện diện của JavaScript. Tại bài viết này, chúng ta sẽ đề cập sâu hơn tới nó.

Mục lục

Mục lục

1. JavaScript là gì?

JavaScript (thường được viết tắt là JS) là một ngôn ngữ lập trình phổ biến trong việc phát triển ứng dụng web động. Ban đầu, JS được tạo ra để làm cho trang web có tương tác cao hơn bằng cách cung cấp khả năng tương tác người dùng trực tiếp trên trình duyệt web mà không cần tải lại trang.
Loại ngôn ngữ này không chỉ làm cho website mang tính động, mà còn được sử dụng rộng rãi để phát triển ứng dụng web phức tạp, các trò chơi trực tuyến, ứng dụng di động thông qua các framework như React, Angular, hoặc Vue.js. Ngôn ngữ này cung cấp khả năng tương tác với các phần tử trên trang, thay đổi nội dung và kết nối với các API để lấy và gửi dữ liệu.

 

Lịch sử của JavaScript

JavaScript ra đời vào năm 1995 do Brendan Eich phát triển trong chỉ vài tuần cho trình duyệt Netscape Navigator. Ban đầu, nó được gọi là Mocha, sau đó là LiveScript, trước khi cuối cùng được đổi tên thành JavaScript như ngày nay để liên kết với ngôn ngữ phổ biến Java.
JS đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ phiên bản đầu tiên ECMAScript 1 đến các phiên bản hiện đại như ECMAScript 6 (ES6), mang đến nhiều cải tiến đáng kể với tính năng mạnh mẽ hơn và cú pháp dễ đọc hơn, giúp nó trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình quan trọng nhất trong lịch sử công nghệ web.

 

Các khái niệm liên quan

  • JavaScript Framework: Đây là thư viện được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình JavaScript. Mỗi framework được tạo ra lại phục vụ cho mục đích khác nhau. Bạn có thể đọc thêm qua bài viết "Framework là gì? Cách lựa chọn Framework phù hợp cho dự án của bạn" của Tothost. Có thể kể đến một số thư viện thông dụng như Reactjs, Node.js, Angular…
  • Client-Side JavaScript: một trang web không cần là một HTML tĩnh, nhưng có thể bao gồm các chương trình mà tương tác với người dùng, điều khiển trình duyệt, và tạo nội dung HTML động.
JavaScript cho người mới bắt đầu

2. Vai trò của JavaScript với trang web của bạn

JavaScript thường được nhúng trực tiếp vào wehsite hoặc được liên kết thông qua file .js riêng biệt. Đó là ngôn ngữ client, nghĩa là đoạn mã được tải xuống máy của user và được xử lý tại đó thay vì như trên server là xử lý trên server rồi đưa kết quả trả cho người dùng truy cập.
Ngoài ra, một số trình duyệt cung cấp tuỳ chọn cho người dùng muốn tắt JS không. Nhưng nếu bạn lựa chọn tắt, bạn có thể sẽ không sử dụng được các ứng dụng nền web như Google Docs, hoặc mất  khả năng truy cập, đăng bình luận và tải xuống nội dung trên một số website.

2.1. Có thể sử dụng JavaScript để làm gì?

Vậy JavaScript có thể làm gì? 

  • Nó có khả năng thay đổi nội dung của các phần tử HTML trên trang web, từ việc chỉnh sửa văn bản đến thay đổi cấu trúc HTML. 
  • Nó cũng có thể điều chỉnh giá trị của các thuộc tính HTML, như thay đổi màu sắc, kích thước, hoặc vị trí của các phần tử trên trang web thông qua CSS. 
  • JavaScript có thể ẩn hoặc hiển thị các phần tử HTML tùy thuộc vào hành động của người dùng hoặc các sự kiện khác diễn ra trên trang web.
Công cụ phát triển Java Script phổ biến

2.2. Công cụ phát triển JavaScript phổ biến

Đầu tiên, bạn cần biết về IDE – Integrated Development Environment là môi trường được tích hợp nhiều công cụ và tiện ích khác nhau phục vụ cho lập trình. Với các tính năng như code editor, debug, simulator,… đây là môi trường chuyện dụng cho các lập trình viên khi làm quen với JavaScript.
Một số công cụ phát triển JS phổ biến như:

  • PHP Designer: PHP Designer là một công cụ phát triển dành cho PHP, hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng và quản lý dự án PHP một cách hiệu quả. Nó cung cấp các tính năng như gợi ý mã, gỡ lỗi, và quản lý tệp tin để tăng hiệu suất khi viết mã PHP.
  • Sublime Text: Sublime Text là một trình soạn thảo mã văn bản mạnh mẽ và linh hoạt, được ưa chuộng trong cộng đồng lập trình viên. Nó có giao diện đơn giản nhưng đầy đủ tính năng, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, gói mở rộng và các tính năng tùy chỉnh để tối ưu hóa trải nghiệm lập trình.
  • Codetable: Codetable là một công cụ trực tuyến giúp lập trình viên tra cứu và tìm kiếm thông tin về các ngôn ngữ lập trình, hàm, phương thức và cú pháp. Nó cung cấp cách tiếp cận nhanh chóng và thuận tiện để xem thông tin cần thiết khi làm việc với các ngôn ngữ khác nhau.
  • JSFiddle: JSFiddle là một công cụ trực tuyến cho phép người dùng viết và chia sẻ mã JavaScript, HTML và CSS một cách dễ dàng. Nó cung cấp một môi trường thử nghiệm trực tuyến, cho phép người dùng kiểm tra mã nguồn mà không cần cài đặt môi trường phức tạp. Đồng thời, người dùng có thể chia sẻ mã của họ với người khác để học tập hoặc hỗ trợ.

 

3. So sánh JavaScript với PHP và HTML, CSS

Phân biệt 2 ngôn ngữ lập trình phổ biến JavaScript và PHP với HTML và CSS:

Thuộc tínhJavaScriptPHPHTMLCSS
LoạiNgôn ngữ lập trìnhNgôn ngữ lập trìnhNgôn ngữ đánh dấuNgôn ngữ định dạng
Chức năng chínhXử lý logic và tương tác người dùng trên trình duyệtXử lý logic máy chủ, tương tác với cơ sở dữ liệuĐịnh cấu trúc và nội dung của trang webĐịnh dạng và trình bày giao diện của trang web
Vai tròThường được sử dụng để làm các tương tác động trong trình duyệt, như thêm sửa xóa phần tử HTML, xử lý sự kiện…Xác định nội dung và cấu trúc của trang webThực hiện xử lý logic phía máy chủ và tương tác với cơ sở dữ liệuĐịnh dạng giao diện người dùng, kiểu dáng, bố cục…
Ví dụXử lý nút bấm, kiểm tra biểu mẫu, tạo hiệu ứng trực quan trên trang webXử lý biểu mẫu, tương tác với cơ sở dữ liệu<head>, <body>, các thẻ HTMLThêm màu sắc, font chữ, căn chỉnh, bố cục trang web
Sử dụng chủ yếuPhát triển ứng dụng web, game web, các hiệu ứng động…Phát triển các trang web động, hệ thống quản lý…Xây dựng cấu trúc trang web cơ bảnTạo kiểu dáng và trình bày trang web

Ưu điểm và nhược điểm của JavaScript

Ưu điểm của JS

JavaScript có một số ưu điểm quan trọng mà làm cho nó trở thành một ngôn ngữ lập trình phổ biến trong việc phát triển web:

  • Tính linh hoạt: JavaScript có khả năng linh hoạt và đa dạng trong việc xử lý các tác vụ khác nhau trên trình duyệt web. Nó có thể được sử dụng để thay đổi nội dung trang, tương tác với người dùng, xử lý sự kiện, và thậm chí xây dựng ứng dụng web phức tạp.
  • Tương tác người dùng: Ngôn ngữ này cho phép tạo ra các trang web động, tương tác người dùng mà không cần tải lại trang, cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Nó có thể chạy trên mọi trình duyệt web phổ biến như Chrome, Firefox, Safari, và Edge. Điều này giúp cho việc phát triển ứng dụng web trở nên tiện lợi hơn mà không cần quá lo lắng về sự không tương thích giữa các trình duyệt.
  • Cộng đồng lớn và tài liệu phong phú: Có một cộng đồng lớn của các nhà phát triển JavaScript và nhiều tài liệu, thư viện mã nguồn mở và framework khác nhau được chia sẻ rộng rãi. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm hỗ trợ và giải pháp cho các vấn đề phát triển.
  • Hỗ trợ cho các framework và thư viện: hỗ trợ nhiều framework và thư viện phổ biến như React, Angular, Vue.js, Node.js… giúp cho việc phát triển ứng dụng web trở nên nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
  • Phát triển nhanh: JS cho phép phát triển nhanh chóng với các tính năng như gợi ý mã, gỡ lỗi thông qua các công cụ như Chrome DevTools, và có thể được tích hợp dễ dàng vào các trình soạn thảo mã phổ biến.

Nhược điểm của JS

JavaScript là một ngôn ngữ mạnh mẽ, nhưng cũng có một số nhược điểm:

  • Bảo mật: JavaScript thực thi trên trình duyệt người dùng, điều này có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật nếu không được xử lý cẩn thận. Có nguy cơ bị tấn công XSS (Cross-Site Scripting) nếu không kiểm soát kỹ thuật phân tích và xử lý dữ liệu đầu vào.
  • Tốc độ thực thi: JS thường chạy trực tiếp trên trình duyệt, điều này có thể gây ra tốc độ thực thi chậm trên các trình duyệt cũ hoặc trong các ứng dụng web phức tạp.
  • Quản lý bộ nhớ: Trong quá trình thực thi, JavaScript quản lý bộ nhớ tự động, có thể dẫn đến việc phát sinh rủi ro về hiệu suất nếu không quản lý bộ nhớ hiệu quả, có thể gây ra các vấn đề như rò rỉ bộ nhớ.
  • Không đồng nhất giữa các trình duyệt: Một số tính năng của JavaScript có thể hoạt động khác nhau trên các trình duyệt khác nhau, tạo ra vấn đề tương thích và cần phải viết mã một cách cẩn thận để đảm bảo hoạt động đúng đắn trên nhiều nền tảng.
  • Code không dễ bảo trì: Trong các dự án lớn và phức tạp, việc duy trì và bảo trì mã JavaScript có thể trở nên phức tạp. Sự phụ thuộc vào các thư viện và framework cũng có thể làm cho mã trở nên khó hiểu và khó bảo trì.
  • Single-threaded: Được thi thực thi trên một luồng đơn (single-threaded), điều này có thể gây ra vấn đề khi xử lý các tác vụ phức tạp và tốn nhiều thời gian, gây ra hiệu suất kém nếu không được quản lý cẩn thận.

Lời kết

Trên đây là bài viết JavaScript cho người mới bắt đầu của Tothost, hi vọng rằng qua bài viết bạn đã cái nhìn tổng quan về JS, đặc biệt là các bạn mới đang có ý định tìm hiểu thêm về ngôn ngữ này.

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng