Trong quá trình sử dụng máy chủ ảo, có thể bạn sẽ gặp phải lỗi không thể kết nối/ remote được server thông qua các công cụ như RDP hay SSH. Để khắc phục, trước hết, ta cần tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong bài viết sau đây, TotHost sẽ chia sẻ cách kiểm tra và cách xử lý tương ứng.
Hãy kiểm tra lần lượt những điểm sau:
Mục lục
1. Kiểm tra điện
Server không bật thì tất nhiên sẽ không remote được server. Do đó, trước tiên, chúng ta phải kiểm tra xem server đã bật hay chưa. Các VPS, các nhà cung cấp sẽ cho ta thông tin trạng thái server. Hoặc để cho chắc chắn hơn, hãy VNC (Virtual Network Computing) để check xem server đang bật hay tắt.
2. Kiểm tra mạng
Nếu không có đường truyền, bạn sẽ không thể kết nối được. Kiểm tra 2 đầu kết nối bao gồm :
Mạng của bạn: ping 8.8.8.8 / <IP server> để kiểm tra mạng của bạn có ra được kết nối internet / có route đến server(*) không. (*): Với các hệ thống private cloud có thể sẽ thiết lập các kênh truyền riêng để có thể vào được server như VPN. Vậy nên có thể sử dụng lệnh tracert (Windows) / traceroute (Linux) để biết đường đi của mạng
Mạng Server: ping đến 8.8.8.8 để kiểm tra server có ra kết nối được internet không.
Với trường hợp bạn là người đi thuê VPS, bạn có thể kiểm tra đơn giản xem 2 đầu kết nối đã ra được internet chưa là được. Nếu có vấn đề của server khi không ra được kết nối internet, hãy báo cho nhà cung cấp để kiểm tra lại mạng. Đối với quản trị viên, hãy kiểm tra lại Vlan của server xem đã đúng hay chưa để thực hiện thay đổi đường truyền.
Ping không thông : Reply sẽ hiện các thông báo như “Request time out”, “destination host unreachable”,…
Ping thông, sẽ hiển thị như sau:
3. Firewall cũng có thể là nguyên nhân không remote được server
Nếu điện hay mạng không phải là nguyên nhân, có thể bạn kết nối nhưng port bị chặn bởi Firewall. Để kiểm tra xem có bị chặn hay không, hãy sử dụng lệnh telnet từ client tới server.
Hiển thị như vậy thì nghĩa là port kết nối đang bị chặn hoặc đang không hoạt động.Kết nối thành công sẽ hiện màn như hình hoặc không hiện gì.
4. Kiểm tra Service của Server
Đối với Window: Kiểm tra service RDP có hoạt động không: Windows + S, gõ “Services” và Enter kiểm tra RPD có running không. Nếu đang không chạy, chuột phải vào và chọn running.
Đối với Linux: Kiểm tra sshd có hoạt động không bằng lệnh systemctl status sshd, hoặc bằng các câu lệnh có nội dung kiểm tra trạng trái tương tự vì không phải Linux nào cũng dùng chung lệnh systemctl. Nếu nó đang ở trạng trái tắt, hãy bật lên.
Kiểm tra port đã sang trạng thái Listen chưa:
Window: sử dụng netstat-an |findstr <port kết nối*>
Linux: dùng công cụ netstat-an |grep <port kết nối*>
(*): Không phải server nào cũng sử dụng port mặc định để kết nối (Linux :22 , Windows: 3389). Vì vậy, bạn nên kiểm tra lại cấu hình port kết nối của server. Nếu thuê VPS thì sẽ có thông tin kết nối gửi về email. Ngoài ra, bạn có có thể kiểm tra bằng cách sau:
Linux: bạn vào kiểm tra file /etc/ssh/sshd_config để kiểm tra port kết nối
Windows: Windows +s ⇒ “regedit” ⇒ Enter ⇒ HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Terminal Server\WinStations\RDP-Tcp ⇒ tìm đến mục PortNumber để biết được thông tin kết nối
Sau khi đã thực hiện kiểm tra hết các điểm kể trên mà vẫn không remote được server, bạn hãy liên lạc với Admin (IT Support) để được hỗ trợ nhé.
1.1.1.1 (còn được gọi là WARP) là dịch vụ thay đổi DNS miễn phí của công ty Cloudflare có xuất xứ từ Mỹ. Công ty mang đến dịch vụ miễn phí này để cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Mục đích chính của việc thay đổi địa chỉ DNS là cải thiện trải nghiệm lướt web.
Khi xây dựng một trang web hoặc kế hoạch kinh doanh trực tuyến, một trong những quyết định quan trọng nhất là chọn tên miền. Câu hỏi đặt ra là: nên sử dụng tên miền Việt Nam hay Quốc Tế? Sự lựa chọn này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín và tương tác với khách hàng mục tiêu mà còn ảnh hưởng đến chiến lược SEO và sự tuân thủ quy định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cả hai phương án để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp.
Headless CMS là loại hệ thống quản lý nội dung backend với kho lưu trữ nội dung backend riêng biệt, được tách ra khỏi phần giao diện người dùng (frontend). Nội dung chứa trong một Headless CMS được truyền đạt thông qua APIs để hiển thị liền mạch trên nhiều thiết bị khác nhau.