Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Generative AI là gì? Gen AI có vai trò thực tiễn như thế nào?

19/08/2024

icon

Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ tạo ra những tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Để làm được điều đó thì không thể thiếu AI tạo sinh (Generative AI). Vậy, Gen AI là gì? Nó có đóng góp gì trong thực tiễn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

 

Mục lục

Mục lục

Generative AI là gì?

1. Generative AI là gì?

Gen AI là viết tắt của Generative ArtificiaI Intelligence, hay còn gọi là Trí tuệ nhân tạo tạo sinh là trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra dữ liệu dưới nhiều định dạng như văn bản, hình ảnh, âm thanh dựa trên các tập dữ liệu khổng lồ mà AI được học.

GenAI sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn như Generative Pre-trained Transformer (GPT) và Variational Autoencoders (VAEs) để phân tích và hiểu cấu trúc của dữ liệu mà nó được huấn luyện, cho phép tạo ra các nội dung mới.

Sự khác biệt giữa Gen AI và AI thông thường là AI thường tập trung vào phân loại, xác định dữ liệu; Gen AI bắt chước sự sáng tạo của con người tạo ra nội dung mới dựa trên dữ liệu hiện có.

1.1. Các phần chính của Gen AI

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh hoạt động nhờ các phần sau:

  • Xử lý dữ liệu: Bắt đầu bằng việc tiếp nhận các tập dữ liệu lớn để huấn luyện, trong đó chất lượng và sự đa dạng của dữ liệu là rất quan trọng đối với hiệu suất của mô hình.
  • Mô hình Ngôn ngữ Lớn (LLMs): Các mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến được huấn luyện trên khối lượng lớn dữ liệu văn bản để hiểu, tạo ra và thao tác với ngôn ngữ của con người một cách có ý nghĩa.
  • Huấn luyện mô hình: Bao gồm việc tinh chỉnh các mô hình đã được huấn luyện trước đó trên các nhiệm vụ hoặc tập dữ liệu cụ thể để nâng cao khả năng sinh ra của chúng.
  • Tạo ra đầu ra: Mô hình sau đó có thể tạo ra nội dung, giải pháp hoặc ý tưởng mới phản ánh sự phức tạp và sáng tạo của dữ liệu huấn luyện của nó.

1.2. Ví dụ về trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Sự ra đời của GenAI đã tạo ra cơn sốt bùng nổ về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, hướng tới việc máy móc có khả năng thể hiện sự sáng tạo và đổi mới và tương lai của công nghệ - nơi AI cộng tác với con người trong quá trình sáng tạo. Một số ví dụ đại diện cho Gen AI đã không còn quá xa lạ với chúng ta:

  • ChatGPT: Một mô hình AI hội thoại được phát triển bởi OpenAI. Nó có thể tham gia vào cuộc đối thoại giống như con người hoặc sử dụng cho các nhiệm vụ như viết luận, trả lời câu hỏi,... 
  • DALL-E: Một đứa con Gen AI khác của OpenAI, nó tạo ra hình ảnh từ các mô tả bằng văn bản làm dữ liệu đầu vào.
  • Mid-journey: Tương tự với DALL-E, nó sáng tạo ra hình ảnh mới lạ và sáng tạo dựa trên yêu cầu được đưa ra bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Bên cạnh đó, ngay cả những ông lớn trong ngành công nghệ cũng tham gia vào cuộc đua AI như Google có Gemini, Microsoft có Copilot tích hợp sẵn vào các sản phẩm mới hay tới đây, nhà Táo Khuyết cũng sẽ ứng dụng AI hỗ trợ nhiều tính năng trên thiết bị iPhone 16 mới sắp sửa được ra mắt.

2. Gen AI có vai trò thực tiễn như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang dược sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong công việc. Trên thực tế, Gen AI thực sự hỗ trợ nâng cao năng suất nhờ khả năng sáng tạo từ nguồn đầu vào là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và sản xuất ra nội dung mới theo yêu cầu của người dùng. Gen AI góp mặt trong mốt số lĩnh vực sau:.

  • Sáng tạo nội dung: GenAI có thể tạo ra văn bản, hình ảnh, âm thanh, và video mới dựa trên yêu cầu của dữ liệu đầu vào. Ví dụ như ChatGPT có thể viết bài báo, tạo kịch bản, hoặc hỗ trợ viết blog. Trong lĩnh vực hình ảnh, các mô hình như Mid-journey có thể tạo ra các bức tranh hoặc thiết kế mới dựa trên mô tả văn bản.
Hình ảnh được tạo ra bởi GenAI Mid-journey
Hình ảnh được tạo ra bởi GenAI Mid-journey
  • Thiết kế sản phẩm: Nó có thể hỗ trợ trong việc tạo ra các thiết kế sản phẩm mới hoặc tối ưu hóa các thiết kế hiện có. Ví dụ, trong ngành thời trang, trí tuệ nhân tạo tạo sinh có thể gợi ý các mẫu thiết kế dựa trên xu hướng hiện tại và sở thích của khách hàng.
  • Tạo âm nhạc và nghệ thuật: Tạo ra nhạc, bài hát, hoặc các tác phẩm nghệ thuật âm thanh/ hình ảnh đều có thể được tạo ra bởi Gen AI. Các mô hình như OpenAI Jukebox có thể tạo ra các bài hát trong nhiều thể loại khác nhau, trong khi AI DALL-E có thể tạo ra tranh vẽ hoặc đồ họa.
  • Phát triển trò chơi: Các công cụ Gen AI có thể giúp bạn tạo ra các thế giới ảo, nhân vật, câu chuyện, và nội dung trò chơi. Điều này không chỉ làm cho trò chơi trở nên phong phú hơn mà còn giúp rút ngắn thời gian phát triển.
  • Tạo ra nội dung học tập và giảng dạy: Soạn tài liệu học tập, bài kiểm tra, và thậm chí cung cấp các bài giảng cá nhân hóa với sự hỗ trợ của Gen AI, tuy nhiên phần lớn vẫn cần sự can thiệp của người giáo viên. Điều này giúp cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục và làm cho việc học trở nên thú vị hơn.
  • Cải thiện chăm sóc sức khỏe: Trong lĩnh vực y tế, Generative AI có thể hỗ trợ phân tích dữ liệu y khoa, xây dựng mô hình dự đoán bệnh tật, hoặc thậm chí tương lai chúng sẽ có khả năng giúp thiết kế thuốc phù hợp cho từng ca bệnh. Ví dụ, AI có thể tạo ra các mô hình phân tích ảnh chụp MRI hoặc CT scan để phát hiện bệnh.
  • Tạo nội dung quảng cáo: trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra các mẫu quảng cáo, video marketing, hoặc các nội dung khác để thu hút khách hàng. Việc này giúp các công ty tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc phát triển nội dung quảng cáo.
  • Tự động hóa các quy trình công việc: Gen AI giúp tự động hóa các nhiệm vụ như viết báo cáo, tạo lịch trình, và soạn thảo email, giúp tăng hiệu quả làm việc.

Trên đây chỉ là một phần trong các tiềm năng mà Generative AI mang lại. Công nghệ này ngày càng phát triển và đang tiếp tục được mở rộng, tham gia vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. 

3. Mặt trái của Gen AI

Không thể phủ nhận tiềm năng của loại trí tuệ nhân tạo này, nhưng bên cạnh đó cũng có mặt trái như:

  • Thông tin sai lệch và tin giả: Việc tạo ra được văn bản, hình ảnh cũng có thể bị lạm dụng nhằm mục đích phát tán thông tin sai lệch gây tổn hại cho xã hội.
  • Vi phạm bản quyền: Công cụ AI có thể tạo ra nội dung dựa trên dữ liệu từ các tác phẩm đã có bản quyền mà không được phép. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về bản quyền và sử dụng hình ảnh có bản quyền.
  • Rủi ro về bảo mật: Tội phạm mạng có thể sử dụng Gen AI để tạo ra các cuộc tấn công mạng tinh vi, chẳng hạn như email phishing hoặc phần mềm độc hại, gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng đối với bảo mật thông tin cá nhân và tổ chức. Tham khảo bài viết “Cẩn thận với mối nguy từ phần mềm độc hại giả dạng trí tuệ nhân tạo AI
  • Sự phụ thuộc vào công nghệ: Việc ngày càng nhiều công việc và nhiệm vụ được tự động hóa có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ, làm giảm khả năng sáng tạo và tư duy độc lập của con người.
  • Ảnh hưởng đến việc làm: Gen AI có thể đảm nhiệm một số công việc sáng tạo và sản xuất nội dung, dẫn đến nguy cơ mất việc làm cho những người làm việc trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, sản phẩm mà AI làm ra vẫn cần phải có bước sàng lọc và câu chuyện “AI thay thế con người trong công việc” vẫn luôn là một chủ đề nóng kể từ khi AI bùng nổ.

Những vấn đề này yêu cầu các nhà phát triển, chính phủ, và cộng đồng phải hợp tác để thiết lập các quy định và hướng dẫn phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi ích Gen AI mang lại đồng thời giảm thiểu các rủi ro và tác động tiêu cực khi ứng dụng AI. Đọc thêm các bài viết dưới đây trong series Giản nén AI của TotHost về chủ đề Trí tuệ nhân tạo:

 

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng