Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Khám phá mô hình Client Server

17/04/2023

icon

Client Server là mô hình phổ biến trong các ứng dụng như truyền thông, web, email, chia sẻ tập tin, trò chơi trực tuyến, và nhiều ứng dụng khác. Các ứng dụng này yêu cầu một cơ chế để truyền thông giữa các máy khách và máy chủ, và mô hình này cung cấp một giải pháp hiệu quả cho việc này.

Mục lục

Mục lục

1. Mô hình Client Server là gì?

Client Server là mô hình mạng máy tính bao gồm 2 thành phần đó là Client và Server. Client là phần giao diện người dùng và Server là phần cung cấp dữ liệu và chức năng xử lý và chúng truyền tải dữ liệu cho nhau. 

Máy khách – Client: sử dụng tài nguyên đến từ máy chủ mà không chia sẻ tài nguyên đến máy tính khác, gửi yêu cầu dữ liệu cho server thông qua internet.

Máy chủ – Server: cung cấp tài nguyên và dịch vụ đến với máy khách, đảm nhiệm vai trò nhận yêu cầu và thực hiện các yêu cầu đó. 

Client Server là mô hình mạng máy tính bao gồm 2 thành phần đó là Client và Server.

2. Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server

2.1. Nguyên tắc hoạt động 

Các máy chủ có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên cho các máy khách (clients) trong mạng. Các máy khách lại yêu cầu dịch vụ hoặc tài nguyên từ các máy chủ. Trong mô hình này, các máy khách không thể cung cấp dịch vụ cho nhau mà chỉ có thể yêu cầu từ các máy chủ.

Khi một máy khách muốn truy cập tài nguyên hoặc dịch vụ, nó gửi yêu cầu đến máy chủ. Máy chủ sau đó đáp ứng yêu cầu đó bằng cách cung cấp dữ liệu hoặc dịch vụ. Quá trình này được thực hiện thông qua các giao thức truyền thông, chẳng hạn như HTTP (Hypertext Transfer Protocol) hoặc FTP (File Transfer Protocol).

Các máy khách có thể truy cập nhiều máy chủ khác nhau để lấy tài nguyên hoặc dịch vụ khác nhau. Trong khi đó, mỗi máy chủ có thể phục vụ nhiều máy khách cùng một lúc. Việc phân phối tài nguyên giữa các máy chủ và máy khách có thể được thực hiện tự động hoặc thủ công, tùy thuộc vào cấu hình mạng.

Nguyên tắc hoạt động của Client Server

2.2. Các bước hoạt động

Nguyên tắc hoạt động bao gồm các bước như sau:

  • Client gửi yêu cầu đến Server 

Người dùng sử dụng Client để truy cập và yêu cầu dữ liệu hoặc chức năng từ Server.

  • Server xử lý yêu cầu 

Server nhận yêu cầu từ Client và xử lý nó. Việc xử lý yêu cầu có thể bao gồm truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, thực hiện tính toán hoặc xử lý logic.

  • Server trả về kết quả cho Client

Sau khi hoàn thành xử lý yêu cầu, Server trả về kết quả cho Client thông qua giao thức truyền thông như HTTP, TCP/IP, hoặc FTP.

  • Client hiển thị kết quả cho người dùng

Client nhận kết quả từ Server và hiển thị nó cho người dùng thông qua giao diện người dùng.

Khám phá mô hình Client Server

3. Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình

3.1. Ưu điểm

  • Tính linh hoạt

Mô hình cho phép phát triển các ứng dụng phức tạp, phân tán trên nhiều máy chủ và Client khác nhau. Mô hình này cũng cho phép các ứng dụng phát triển độc lập với nhau, do đó, giúp cho các ứng dụng độc lập với nhau và có khả năng mở rộng tốt hơn.

  • Tính mở rộng

Client-Server cho phép các máy chủ được phân tán trên nhiều nơi khác nhau, giúp cho các ứng dụng có khả năng mở rộng dễ dàng hơn khi có nhu cầu mở rộng quy mô và tăng cường hiệu suất.

  • Tính đa nền tảng

Với mô hình Client-Server, các Client và Server có thể hoạt động trên các nền tảng khác nhau như Windows, Linux, macOS, iOS, Android,…

3.2. Nhược điểm

  • Độ trễ

Vì request được gửi đi và kết nối qua mạng, do đó, có thể gây ra độ trễ trong việc kết nối giữa Client và Server, ảnh hưởng đến hiệu suất và trải nghiệm người dùng.

  • Bảo trì

Cần chú ý bảo trì thường xuyên vì khi được triển khai server sẽ hoạt động không ngừng nghỉ, do đó có thể phát sinh ra lỗi và cần được quản lý chặt chẽ. 

  • Độ bền

Nếu Server gặp sự cố  hoặc không khả dụng thì các Client không thể kết nối và truy cập dữ liệu hoặc chứng năng của Server, sẽ dẫn đến mất mát dữ liệu và gián đoạn hoạt động.

4. So sánh giữa Client Server và P2P

4.1. Giống nhau

Điểm chung giữa hai loại mô hình này là request sẽ được gửi từ một Client (máy khách) tới Server (máy chủ) sau khi máy chủ nhận được yêu cầu nó sẽ phản hồi gửi trả thông tin về cho Client. 

Đọc thêm:

Server (Máy chủ) là gì? Tìm hiểu tất cả về máy chủ

4.2. Khác nhau

Peer-to-peer (P2P) là mô hình truyền thông phi tập trung trong đó tất cả các nút trong mạng có khả năng tương đương và có thể hoạt động như một máy khách (client) hoặc máy chủ (server). Các nút trong tính toán peer-to-peer sử dụng tài nguyên của mình và giao tiếp với nhau trực tiếp khi có nhu cầu.

 Client ServerP2P
Phân quyền Có, được phân biệt rõ ràngKhông, tất cả đều ngang hàng
Mục đích Tập trung chia sẻ dữ liệuTập trung kết nối
Độ ổn địnhỔn định hơnKhông ổn định bằng
Quản trị mạng Cần người quản trịKhông cần người quản trị
Phần cứng, phần mềm Yêu cầu máy chủ, OS và phần cứngCần ít phần cứng, có thể không cần OS và máy chủ
Chi phí cài đặtCaoThấp
Bảng so sánh Client-Server và P2P

Lời kết

Đây là một mô hình quan trọng và phổ biến trong nhiều ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng mô hình này hiệu quả, cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động, giao thức cùng những ưu nhược điểm nó mang lại. Hi vọng qua bài viết “Khám phá mô hình Client Server”, Tothost đã cung cấp đủ cho bạn những thông tin tham khảo.

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng