Nếu đã từng tiếp xúc với các hoạt động xuyên biên giới liên quan tới proxy IP như e-commerce, truyền thông xã hội, các nền tảng thanh toán và các dịch vụ cần thường xuyên kiểm tra hiệu năng của IP, chắc hẳn bạn sẽ hay bắt gặp cụm từ “Native IP“. Có gì khác biệt giữa chúng với residential IP hoặc broadcast IP? Hãy cùng TotHost tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Mục lục
Mục lục
1. Thế nào là IP nguyên sinh hay native IP?
Từ góc độ data center, native IP đề cập đến những IP có quốc gia đã đăng ký khớp với quốc gia nơi trung tâm dữ liệu được đặt (về cơ bản, đó là IP cục bộ).
Một native IP là một địa chỉ public IP được gán trực tiếp cho thiết bị của bạn bởi ISP hoặc nhà điều phối mạng. Những IP này chủ yếu thuộc khu vực địa phương và được các dịch vụ/trò chơi có hạn chế về khu vực công nhận. Chúng này thường được dùng trong thương mại, trung tâm dữ liệu, máy chủ đám mây và mạng doanh nghiệp do khả năng kết nối internet trực tiếp.
Ngược lại, broadcast IP (IP phát sóng) không khớp với quốc gia của trung tâm dữ liệu và IP dân cư không thuộc IP của trung tâm dữ liệu.
Residential IP (IP dân cư) không thuộc sở hữu của các data center và thường các địa chỉ IP không được gán bởi các ISP tới người dùng tại nhà. Những IP này thường được dùng cho các hoạt động internet mang tính cá nhân hoặc gia đình như: lướt web, streaming, mạng xã hội.
2. Cách nhận biết native IP
Dưới đây là một số cách nhận biết 1 IP có phải là IP nguyên sinh hay không:
Kiểm tra IP tại bgp.he.net: Tại đây, bạn có thể tìm được thông tin của Origin AS (Data center) và IP. Nếu quốc gia của AS (data center) trùng với quốc gia của IP ở mục WHOIS, IP đó là IP nguyên sinh. Bạn có thể tham khảo kết quả như native IP của TotHost trong hình dưới đây:
Whois cùa IP Info
Xem thông tin trên WHOIS: Sử dụng công cụ công cụ truy vấn WHOIS để tìm thông tin WHOIS của IP. Native IP thường được ISP gán trực tiếp cho người dùng cuối. Vì vậy, tên của ISP hoặc thông tin liên quan sẽ được hiển thị trong thông báo WHOIS. Nếu WHOIS hiển thị ISP thì khả năng cao đó là IP nguyên sinh.
Truy vấn DNS ngược để xem tên miền của IP: Nếu kết quả hiển thị trực tiếp tên miền được liên kết với địa chỉ IP thì đây có thể là IP nguyên sinh. Vì loại IP này thường có thông tin thuộc tính được liên kết trực tiếp với tên miền, thay vì được chuyển tiếp qua máy chủ proxy hoặc các dịch vụ chia sẻ.
3. Lợi ích của IP nguyên sinh
Như đã đề cập trước đó, loại IP này có địa chỉ đã đăng ký khớp với quốc gia nơi đặt máy chủ, mang lại một số lợi thế. Bao gồm:
Tính xác thực và đáng tin cậy: Do được các ISP trực tiếp chỉ định nên đảm bảo độ tin cậy và ổn định cao hơn trong truyền thông mạng.
Kết nối tốc độ cao: Ưu điểm có được là nhờ đặc trưng liên kết trực tiếp với thiết bị hoặc mạng của người dùng.
Mức độ liên quan về mặt địa lý: Địa chỉ của IP nguyên sinh tương ứng với vị trí thực tế (hoặc khu vực kết nối mạng) của người dùng, cung cấp thông tin vị trí chính xác hơn.
Ít bị chặn hơn: Vì được ISP chỉ định nên ít nguy cơ bị chặn hơn, cho phép người dùng truy cập vào nội dung hoặc dịch vụ bị hạn chế dễ dàng hơn.
Ứng dụng linh hoạt: Được gán trực tiếp cho người dùng, native IP phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như: duyệt web, phát triển ứng dụng, thu thập dữ liệu, truy cập từ xa.
Độ tin cậy và ổn định: Được quản lý trực tiếp bởi ISP, IP nguyên sinh mang lại độ tin cậy và ổn định cao hơn trong giao tiếp mạng.
Tóm lại, đây là lựa chọn IP lý tưởng dành cho các ứng dụng yêu cầu thông tin vị trí chính xác, kết nối ổn định và thời gian phản hồi nhanh. Bất kể ứng dụng cho trình duyệt web, phát triển ứng dụng, thu thập dữ liệu hay truy cập từ xa, native IP đều mang lại chất lượng dịch vụ và trải nghiệm sử dụng tốt.
Việc thay đổi mật khẩu là biện pháp quan trọng để tăng cường bảo mật và tránh được những rủi ro không mong muốn. Do đó, bước đầu tiên nên làm sau khi đăng ký dịch vụ là đổi mật khẩu. Bạn hãy làm theo hướng dẫn của TotHost để thay đổi mật khẩu trên server Linux nhé!
Ứng dụng Điện toán đám mây (Cloud Computing) là sử dụng công nghệ đám mây phục vụ cho nhiều công việc khác nhau, được kết nối qua internet. Đám mây mang lại lợi thế bao gồm khả năng mở rộng, tính linh hoạt, hiệu quả chi phí, bảo mật và đổi mới cho các tổ chức ở mọi quy mô và lĩnh vực. Do đó, nó được các tổ chức áp dụng để đạt được mục tiêu và giải quyết các vấn đề của họ.Dưới đây là Top 10 ứng dụng phổ biến nhất của điện toán đám mây.
Nếu bạn đang thắc mắc liệu có nên chuyển đổi sang Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay vẫn nên chọn on-premise thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc chuyển đổi này.
Khi bạn kết nối máy tính hoặc thiết bị của mình với internet, bạn cần có địa chỉ IP. Địa chỉ IP có hai loại phân bổ: động và tĩnh. Tại bài viết này, TotHost sẽ hướng dẫn bạn Cách kiểm tra địa chỉ IP bạn đang sử dụng là động hay tĩnh.
cPanel là một control panel – hệ thống quản trị web hosting phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay, hoạt động dựa trên nền tảng Linux. Nó có giao diện đơn giản, linh hoạt hỗ trợ quản trị hosting và website một cách dễ dàng. Tại đây, TotHost sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Backup và Restore trên cPanel.
Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ tạo ra những tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Để làm được điều đó thì không thể thiếu AI tạo sinh (Generative AI). Vậy, Gen AI là gì? Nó có đóng góp gì trong thực tiễn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!