Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Node.js là gì? Tổng quan kiến thức về Node.js mới nhất 2024

18/10/2023

icon

Node.js được xây dựng để cung cấp tất cả những thành phần cần thiết để triển khai chương trình viết bằng JavaScript – một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới. Qua bài viết “Node.js là gì? Tổng quan kiến thức về Node.js mới nhất 2024” hãy cùng Tothost tìm hiểu những kiến thức cơ bản về môi trường này nhé!

Mục lục

Mục lục

1. Node.js là gì?

“Node.js is an open-source and cross-platform JavaScript runtime environment.”

Nodejs.dev Docs

Có thể hiểu: Node.js là một môi trường runtime chạy JavaScript đa nền tảng và có mã nguồn mở nhằm mục đích chạy các ứng dụng web bên ngoài trình duyệt của client.

Node.js là gì? Tổng quan kiến thức về Node.js mới nhất 2023

Sau đây là một số đặc điểm của Node.js:

  • Là mã nguồn mở: Điều này có nghĩa là mã nguồn của Node.js là công khai. Và nó được duy trì bởi các đóng góp từ khắp nơi trên thế giới.
  • Đa nền tảng: Node.js không phụ thuộc vào bất kỳ phần mềm hệ điều hành cụ thể nào. Nó có thể chạy trên Linux, macOS hoặc Windows.
  • Là một môi trường chạy mã JavaScript: Khi bạn viết mã JavaScript trong trình soạn thảo văn bản của mình, mã đó không thể thực hiện bất kỳ công việc nào trừ khi bạn chạy nó. Và để chạy mã của bạn, bạn cần một môi trường chạy mã.

1.1. Tại sao lại có cái tên “Node.js”?

Ban đầu, dự án được đặt tên là web.js vì mục đích đơn thuần chỉ là sử dụng ứng dụng web thay cho Apache hay các server khác. Và dự án đã phát triển mạnh, vượt qua khả năng của một webserver thông thường; thậm chí có thể coi là một nền tảng đa mục đích. Do đó, sau này đổi tên thành Node.js và sử dụng đến ngày nay.

1.2. Lịch sử của Node.js

Vào năm 2009, Node.js được xây dựng và phát triển bởi Ryan Dahl dưới sự bảo trợ của công ty Joyent có trụ sở tại California, Hoa Kỳ.

2. Những ứng dụng nên viết bằng Node.js

NodeJS được sử dụng để xây dựng nhiều ứng dụng khác nhau, một số loại phổ biến như:

  • Ứng dụng Chat: Node.js có thể dễ dàng mở rộng quy mô và thường dùng để tạo ra Chatbot. Đồng thời nó cũng có cấu trúc không đồng bộ đơn luồng.
  • Internet vạn vật (Internet of Things – IoT): Ứng dụng IoT thường sẽ bao gồm nhiều bộ cảm biến phức tạp để gửi những phần dữ liệu nhỏ, Node.js là giải pháp lý tưởng để thực hiện công việc này.
  • Truyền dữ liệu: Vì đây là một nền tảng nhẹ và nhanh, cung cấp API chuyên dùng để stream nên sẽ tối ưu sức mạnh khi truyền dữ liệu.
  • SPA (Single-page application) phức tạp: Toàn bộ ứng dụng được load vào một trang duy nhất nên sẽ có một số request thực hiện trong nền. Event Loop của Node.js cho phép xử lý request theo hướng non-blocking.
  • Ứng dụng REST dựa trên API: JavaScript được sử dụng trong cả Front-End lẫn Back-End của trang. Do đó một server có thể giao tiếp với front-end qua REST API bằng Node.js. Bên cạnh đó, Node.js còn cung cấp nhiều package như Express.js hay Koa để việc xât dựng ứng dụng web trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Đọc thêm:

3. Vì sao bạn nên sử dụng Node.js?

Dưới đây là một số lí do mà bạn nên xem xét khi quyết định sử dụng Node.js:

  1. Hiệu suất cao: Được xây dựng dựa trên JavaScript và sử dụng mô hình không đồng bộ (asynchronous) với sự hỗ trợ của sự kiện (event-driven). Điều này giúp Node.js đạt được hiệu suất cao trong xử lý đa luồng và I/O nặng, thích hợp cho ứng dụng thời gian thực và ứng dụng đòi hỏi đáp ứng nhanh.
  2. Cộng đồng mạnh mẽ: Cộng đồng của Node.js lớn và đam mê, với nhiều thư viện và framework phát triển. Điều này giúp bạn tìm kiếm giải pháp và hỗ trợ dễ dàng khi gặp vấn đề.
  3. Mã nguồn mở: Node.js là mã nguồn mở, giúp bạn tiết kiệm chi phí phát triển và tận dụng cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới.
  4. Học tập và phát triển nhanh chóng: Nếu bạn đã quen với JavaScript, việc học Node.js sẽ dễ dàng hơn. Điều này giúp bạn phát triển nhanh chóng và tận dụng kiến thức hiện có.
  5. Phù hợp cho ứng dụng thời gian thực: Thích hợp cho các ứng dụng thời gian thực như chat real-time, trò chơi trực tuyến, và ứng dụng đòi hỏi đáp ứng nhanh.

Tuy nhiên, Node.js cũng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt. Nếu bạn đang phát triển một ứng dụng có tính năng CPU-intensive hoặc đòi hỏi xử lý đa luồng mạnh mẽ, thì Node.js có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp đó, ngôn ngữ hoặc framework khác có hỗ trợ đa luồng tốt hơn có thể là một lựa chọn tốt hơn.

Nên xem xét tình huống cụ thể của dự án và yêu cầu kỹ thuật để quyết định xem Node.js có phù hợp hay không.

4. Cách bắt đầu với Node.js

Trước tiên, Tothost sẽ chỉ cho bạn cách chạy Node.js từ dòng lệnh:

4.1. Cách tải và cài đặt Node.js

Đầu tiên, bạn cần tiến hành tải và cài đặt Node.js. Có nhiều cách để thực hiện nhưng nếu là một người mới, bạn nên tải thẳng trực tiếp từ websiste: https://nodejs.org/

Cách bắt đầu với Node.js

Những gói sản phẩm hiển thị ở website phục vụ đa dạng các hệ điều hành (Windows, MacOS, Linux). Hãy chọn và tải xuống đúng phiên bản theo máy của bạn.

4.2. Cách kiểm tra phiên bản Node.js

Để check phiên bản bạn chỉ cần chạy dòng lệnh

node --version

Khi cài đặt Node.js hoàn tất, bạn sẽ thấy phiên bản mà bạn đã cài đặt. Bạn sẽ được hệ thống phản hồi như hình dưới đây:

Cách bắt đầu với Node.js

4.3. Cách chạy Node.js trên dòng lệnh

Hãy bắt đầu với app đơn giản “Hello World”

Hãy tạo project folden (Create a new project). Có thể đặt tên là my-project. Mở project trong code editor và tạo một tệp app.js

Thêm đoạn code sau vào tệp app.js:

console.log("Hello world.");  
Cách bắt đầu với Node.js

Như bạn có thể thấy, đây là mã JavaScript.

Bạn có thể chạy mã trong dòng lệnh bằng cách chạy lệnh node<tên tệp>. Ở trường hợp này, tên file sẽ là app.js

Chạy lệnh sau trong terminal của bạn để thực hiện chương trình Hello World:

node app.js

Bạn sẽ thấy chuỗi “Hello world” được ghi vào terminal của bạn như vậy:

Cách bắt đầu với Node.js

Như vậy là bạn đã thực hiện xong ứng dụng Node.js đầu tiên.

5. Tổng hợp 5 Framework Node.js cho lập trình viên

hapi.js
  • Hapi.js: Hapi.js (còn được gọi là hapi) là một open-source framework dùng để xây dựng các ứng dụng web. Việc sử dụng hapi phổ biến nhất là xây dựng các API service. Hapi có cấu trúc đơn giản, dễ dàng làm quen và sử dụng. Cộng đồng lập trình viên sử dụng đông đảo nên bạn sẽ nhận được nhiều support. Hệ thống plugin của hapi vô cùng phong phú và mạnh mẽ, cho phép bạn thêm các tính năng mới và sửa lỗi với tốc độ nhanh. Hapi cho phép bạn xây dựng các API có thể mở rộng.
  • Express.js: Expressjs là một framework được xây dựng trên nền tảng của Nodejs. Nó cung cấp các tính năng mạnh mẽ để phát triển web hoặc mobile. Expressjs hỗ trợ các method HTTP và midleware tạo ra API vô cùng mạnh mẽ và dễ sử dụng.
Express.js
  • Koa.js: Koa.js là một framework nodejs dùng để xây dựng các ứng dụng về web, nó giống như express như nhiều người vẫn dùng. Koa yêu cầu node v7.6.0 hoặc cao hơn cho ES2015 để support async.
koa.js
  • Sails.js: Sails.js được xây dựng dựa trên Express.js (Express là 1 Framework của Node.js), cộng với các chức năng nâng cao giúp giảm thiếu tối đa thời gian lập trình. Sails.js kế thừa mô hình MVC (Model-View-Controller), cơ chế hoạt động khá giống các Framework của PHP như Laravel,…
sails.js
  • Meteor.js: Meteor là một nền tảng được xây dựng dựa trên môi trường node.js cho phép tạo ra các ứng dụng web theo thời gian thực. Nó đảm bảo việc đồng bộ thông tin giữa cơ sở dữ liệu của ứng dụng và giao diện người dùng. Meteor còn cho phép chia sẻ code giữa hai môi trường này.
Meteor.js

Lời kết

Tóm lại, NodeJS vẫn luôn là một trong các lựa chọn môi trường lập trình vô cùng phổ biến của các dev, được dùng để xây dựng các ứng dụng quy mô lớn cần xử lý lượng request đồng thời lớn. Hy vọng bài viết này của Tothost sẽ giúp bạn hiểu được định nghĩa NodeJS là gì, những ưu nhược điểm, để từ đó bạn có thể đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho dự án/ kế hoạch của bản thân.

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng