Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Port mạng là gì? Sự khác biệt trong chức năng của các loại Port

22/02/2024

icon

Khi nhắc tới port mạng thì có lẽ đây là một khái niệm quen thuộc đối với những người quản trị mạng. Nói một cách đơn giản, port là nơi mọi hoạt động như việc gửi và nhận gói tin trên máy tính diễn ra. Để có cái nhìn chi tiết hơn, bạn hãy theo dõi bài viết này của Tothost nhé!

Mục lục

Mục lục

1. Port mạng là gì?

Port mạng (Network Port) là một phần quan trọng của giao thức TCP, UDP, bao gồm một chuỗi bit 16 đầu tiên được liên kết với phần đầu của mỗi gói tin. Nó đóng góp vai trò trong việc quản lý và phân biệt các bộ dữ liệu khác nhau. Port không chỉ là một thành phần kỹ thuật, mà còn là một thuật toán được định sẵn; mọi máy tính cần phải có nó để có thể nhận và truyền gói tin một cách hiệu quả.

Tiếp theo, hãy tìm hiểu vai trò của port mạng.

Vai trò của Port trong mạng

2. Port đóng vai trò gì trong mạng?

Xác định địa chỉ truy cập của tập tin và dịch vụ

Mỗi tập tin hoặc dịch vụ trên một thiết bị trong mạng được định danh bằng một số port mạng duy nhất. Sử dụng port mạng giúp các thiết bị khác trong mạng dễ dàng tìm kiếm và truy cập đến tập tin hoặc dịch vụ cụ thể, nhờ vào việc so khớp địa chỉ port với các đầu bit của tập tin. Điều này giúp tăng hiệu suất và chính xác trong việc trao đổi thông tin giữa các thiết bị trong hệ thống mạng.

2.1. Chọn lọc gói tin được gửi và nhận

Port mạng sử dụng thuật toán để quy định những tập tin nào được phép gửi ra khỏi thiết bị. Nếu địa chỉ port khớp với đầu bit của tập tin đó sẽ quyết định đâu là gói tin an toàn và đâu là gói tin không xác định được cần phải từ chối quyền truy cập ngay lập tức. 

2.2. Ngăn chặn xâm nhập cho máy tính

Nếu có tập tin gây nhiễu hoặc chứa virus xuất hiện, hệ thống sẽ được cảnh báo và port được phép thực thi loại bỏ lập tức đối với những thông tin không an toàn.

3. Phân loại port mạng

Hiện nay có tổng cộng 65635 port mạng, nhưng không phải tất cả port đều được sử dụng hàng ngày. Port mạng được chia làm 3 dòng chính:

  • Well Known Port (WKP) được quy định từ 0 đến 1023.
  • Registered Port (RP) quy định bao gồm từ 1024 đến 49151.
  • Dynamic/ Private Port (D/PP) còn lại từ 49152 đến 65535.
Phân loại Port mạng

Trong số 3 dòng ở trên thì 2 dòng WKP và RP phải được đăng ký với Tổ chức cấp phát số hiệu internet IANA theo quy định trước khi được đưa vào sử dụng.

Đọc thêm:

4. Sự khác biệt giữa số port mạng và chức năng của chúng

Dưới đây là một số port phổ biến và chức năng của chúng:

  • 20 – TPC – File Transfer – FTP data: cho phép truyền tải tệp tin (upload và download) dữ liệu từ server.
  • 21 – TPC – File Transfer – FTP control: Sử dụng khi có máy khách muốn kết nối tới dịch vụ FTP của server. Máy khách sẽ tự động phải thêm port và tìm cách kết nối đến cổng 21. Khi đầu bit khớp cổng 21 thì sẽ mở cho máy muốn tới FTP để đăng nhập và nối tới server.
  • 22 – TPC/UDP  – SSH Remote Login Protocol: Sử dụng cho kết nối SSH – một giao thức an toàn để truy cập máy chủ từ xa.
  • 23 – TPC – Telnet: Phục vụ cho giao thức kết nối Telnet.
  • 25 – TPC – Simple Mail Transfer Protocol (SMTP): Là một trong những cổng mạng được sử dụng để gửi và nhận email qua giao thức SMTP. Tuy nhiên, để ngăn chặn spam và các cuộc tấn công email, nhiều ISP đã chặn cổng 25 và yêu cầu người dùng sử dụng cổng khác để gửi email.
  • 38 – TCP – Route Access Protocol (RAP).
  • 42 – TPC -Host Name Server – Microsoft WINS.
  • 45 – TPC – Message Processing Module (receive).
  • 46 – TPC -Message Processing Module (send).
  • 50 – TPC – Remote Mail Checking Protocol (RMCP).
  • 53 – DNS: Được sử dụng trong giao thức DNS (Domain Name System) để dịch địa chỉ IP thành tên miền và ngược lại.
  • 66 – TPC – Oracle SQLNET.
  • 67 – DHCP/BOOTP: Port 67 là một trong hai cổng mạng được sử dụng trong giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) để cấu hình địa chỉ IP tự động cho các thiết bị trong mạng. 
  • 80 – Hyper-Text Transfer Protocol (HTTP): Dùng cho truy cập website thông qua giao thức HTTP.
  • 88- TPC -Trivial File Transfer Protocol (TFTP).
  • 110 – TCP UDP – Post Office Protocol (POP) Version 3: Là một trong những cổng mạng dùng trong giao thức truyền thư (POP3 – Post Office Protocol version 3). Thiết bị sẽ kết nối đến máy chủ thông qua port 110, sau đó sử dụng các lệnh POP3 để yêu cầu server gửi thư đến.
  • 119 – TCP UDP – Network News Transfer Protocol: bạn chạy server về tin tức, những người dùng muốn kết nối tới các thông tin thì sẽ bắt buộc phải thông qua cổng 119 theo mặc định.
  • 443- HTTPS: giao thức HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) sử dụng để truyền tải dữ liệu an toàn trên Internet bằng cách sử dụng một lớp mã hóa SSL/TLS.

5. Cách kiểm tra port trên Windows

Bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Mở Run hoặc sử dụng tổ hợp phím Window + R. 
  • Bước 2: Nhập cmd để mở Command Prompt.
  • Bước 3: Chạy lệnh ipconfig, sau đó chạy thêm lệnh netstat để xem tất cả port đang hoạt động trên thiết bị của bạn.
Kiểm tra port trên Windows

Như vậy là đã hoàn thành kiểm tra số port mạng trên máy tính của bạn. Hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi thêm các bài viết liên quan của Tothost nhé! 

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng