Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

So sánh chi tiết Public Cloud và Private Cloud

22/02/2024

icon

Public Cloud và Private Cloud là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Cloud Computing. Cả hai đều là những dịch vụ đám mây (Cloud Services) để lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu. Tài nguyên IT như máy chủ, lưu trữ và mạng đều được được các đám mây này cung cấp. Tuy nhiên có nhiều điểm khác biệt giữa chúng. Dưới đây Tothost sẽ đưa ra một số so sánh về hai dịch vụ này.

Mục lục

Mục lục

Trước khi so sánh, chúng ta cần tiếp cận với hai loại Cloud này, và Tothost cũng đã có bài viết về Public Cloud là gì? và Private Cloud là gì? để bạn có thể tham khảo thêm, sau đây sẽ là bảng so sánh:

1. So sánh Public Cloud và Private Cloud

STTTiêu chíPublic CloudPrivate Cloud
1Quy môĐược sử dụng bởi nhiều khách hàng khác nhau, với hàng triệu người dùng trên thế giớiChỉ dành riêng cho một tổ chức, do đó quy mô của nó nhỏ hơn. 
2Quản lýĐược quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và cung cấp tất cả dịch vụ từ phần cứng đến phần mềm, một số nhà cung cấp như Amazon Web Services, Microsoft Azure và Google Cloud Platform. Đám mây công cộng cho phép người dùng tạo và quản lý tài nguyên trực tuyến bằng cách sử dụng giao diện web hoặc API. Được quản lý bởi một tổ chức hoặc công ty sử dụng nó và có toàn quyền kiểm soát toàn bộ quá trình. Đám mây riêng thường được quản lý bằng các công cụ quản lý mạng truyền thống như VMware, vSphere hoặc OpenStack.
3Kiểm soátNgười dùng có thể tăng hoặc giảm tài nguyên tùy theo nhu cầu giúp tránh lãng phí tài nguyên, tiết kiệm chi phí.
Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ có thể truy cập vào dữ liệu của khách hàng. Trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của khách hàng không bị lộ ra bên ngoài thuộc về nhà cung cấp dịch vụ cloud
Do quy mô nhỏ hơn và được quản lý bởi tổ chức sử dụng nó, người dùng được phép kiểm soát toàn bộ hạ tầng và dữ liệu tốt hơn.
4Tính khả dụngCao hơn nhở sử dụng các hệ thống dự phòng đảm bảo dịch vụ Cloud hoạt động 24/7/365 và có nhiều trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Người dùng có thể truy cập tài nguyên bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Phụ thuộc vào hạ tầng và phần mềm quản lý của tổ chức. Nếu tổ chức không triển khai đúng cách hoặc không có các giải pháp dự phòng, thì tính khả dụng có thể không cao. 
5Tài nguyênCung cấp công cụ quản lý tài nguyên đa dạng và phong phú hơn so với đám mây riêng. Người dùng có thể dễ dàng quản lý tài nguyên và các giao diện đồ hoạ hoặc dòng lệnh.Yêu cầu tổ chức phải sử dụng phần mềm quản lý để quản lý và kiểm soát của tài nguyên của mình. Tuy nhiên do được tuỳ chỉnh để phù hợp với nhu cầu của tổ chức, quản lý tài nguyên của đám mây riêng có thể dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
6Tính linh hoạtCung cấp tính linh hoạt cao hơn vì người dùng có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên của mình dựa trên nhu cầu và trả tiền chỉ cho những tài nguyên mà họ đã sử dụng.Không có tính linh hoạt bằng. Tổ chức chỉ có thể chọn tài nguyên theo nhu cầu ở giai đoạn đầu, khi tổ chức triển khai, tính toán đầu tư vào hạ tầng và các phần mềm quản lý tài nguyên. 
7Tính tiêu chuẩn hoáCao hơn vì các nhà cung cấp dịch vụ Cloud tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của ngành.Thường tuân thủ các tiêu chuẩn nội bộ của tổ chức, nhưng không được đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn ngành.
8Bảo mậtMức độ bảo mật khá cao và được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ, nhưng vẫn có một số rủi ro về bảo mật như nó có thể bị đe doạ bởi các cuộc tấn công từ bên thứ ba do sử dụng tài nguyên chung.
Nhà cung cấp cần sử dụng các biện pháp bảo mật như mã hoá dữ liệu, chứng thực và uỷ quyền truy cập để bảo vệ dữ liệu của khách hàng. 
Cung cấp mức độ bảo mật cao hơn so với đám mây công cộng vì nó được quản lý bởi tổ chức sử dụng nó. Việc bảo mật phụ thuộc chủ yếu vào cách tổ chức triển khai đám mây riêng của tổ chức. Private Cloud có thể kiểm soát và quản lý toàn bộ hạ tầng và dữ liệu của mình nên tổ chức có thể thiết lập các chính sách bảo mật nghiêm ngặt và tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật.
9Chi phíThường có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn vì nhà cung cấp dịch vụ Cloud sử dụng hạ tầng chung và chia sẻ tài nguyên của họ giữa nhiều khách hàng, giúp giảm thiểu chi phí cho mỗi khách hàng. Khách hàng cũng chỉ trả tiền cho tài nguyên mà họ sử dụng mà không phải chi trả chi phí duy trì hạ tầng.
Tuy nhiên, chi phí có thể tăng nhanh chóng nếu người dùng sử dụng quá nhiều tài nguyên hoặc sử dụng dịch vụ cao cấp hơn của nhà cung cấp. 
Chi phí ban đầu cao hơn vì tổ chức phải đầu tư vào hạ tầng và các phần mềm quản lý tài nguyên của mình. Nhưng chi phí duy trì sau khi triển khai sử dụng tài nguyên sẽ giảm dần theo thời gian và tổ chức có thể tuỳ chỉnh và quản lý tài nguyên để tối ưu chi phí. 
Bảng so sánh chi tiết Public Cloud và Private Cloud

2. Tổng kết

Tóm lại, Public Cloud và Private Cloud có những ưu và nhược điểm riêng. Quyết định chọn giữa hai loại Cloud này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của tổ chức, tính bảo mật của dữ liệu, tính linh hoạt và mở rộng, khả năng đóng góp cho môi trường, giá thành và tính khả dụng… Tổ chức nên cân nhắc kỹ càng và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi đưa ra quyết định lựa chọn. Đọc thêm những bài viết khác tại: https://tothost.vn/category/kien-thuc/

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng