Ứng dụng Điện toán đám mây (Cloud Computing) là sử dụng công nghệ đám mây phục vụ cho nhiều công việc khác nhau, được kết nối qua internet. Đám mây mang lại lợi thế bao gồm khả năng mở rộng, tính linh hoạt, hiệu quả chi phí, bảo mật và đổi mới cho các tổ chức ở mọi quy mô và lĩnh vực. Do đó, nó được các tổ chức áp dụng để đạt được mục tiêu và giải quyết các vấn đề của họ.Dưới đây là Top 10 ứng dụng phổ biến nhất của điện toán đám mây.
Việc sử dụng điện toán đám mây đang trở nên phổ biến và rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Theo Statista, quy mô thị trường điện toán đám mây toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 371,4 tỷ USD vào năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 17,5% và còn vẫn đang tiếp tục tăng lên.
1. Lưu trữ tệp
Đây là ứng dụng cơ bản nhất của công nghệ Đám mây, cho phép người dùng lưu trữ và truy cập tệp từ bất kỳ thiết bị và vị trí nào mà không phụ thuộc vào dung lượng của thiết bị đó. Ứng dụng này được gọi là Lưu trữ đám mây (Cloud Storage).
Hơn nữa, người dùng cũng có thể chia sẻ và đồng bộ hoá tệp trên nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau, hạn chế được khả năng mất mát hoặc hư hỏng như lưu trữ trên phần cứng. Một số ví dụ về ứng dụng này được kể đến như Google Drive, Dropbox, OneDrive và iCloud.
Xem thêm: NextCloud là gì? Biến VPS thành Cloud Storage với NextCloud
2. Phân tích Big Data (Dữ liệu lớn)
Một ứng dụng phổ biến khác của điện toán đám mây là phân tích big data. Việc này đề cập đến quá trình thu thập, xử lý và phân tích các tập dữ liệu lớn và phức tạp để rút ra thông tin và giá trị phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Công nghệ đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng, công cụ và dịch vụ cần thiết để xử lý những thách thức liên quan đến dữ liệu lớn như khối lượng, tốc độ, độ tin cậy và giá trị. Điện toán đám mây cũng cho phép người dùng mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên của họ theo nhu cầu, cũng như kết nối với các khả năng phân tích nâng cao như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) và trực quan hóa dữ liệu. Một số ví dụ về các nền tảng phân tích dữ liệu lớn dựa trên đám mây bao gồm Amazon Web Services (AWS), Google Cloud Platform (GCP), Microsoft Azure và IBM Cloud.
3. Sao lưu dữ liệu
Khôi phục và sao lưu dữ liệu trong trường hợp gặp sự cố là một ứng dụng tuyệt vời của điện toán đám mây. Dữ liệu được sao lưu có thể khôi phục nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp trên môi trường đám mây.
Quy trình sao lưu với Cloud được đơn giản hoá, giúp giảm chi phí và độ phức tạp của quản lý hệ thống lưu trữ tại chỗ. Về các dịch vụ sao lưu dữ liệu có thể tham khảo các nhà cung cấp top đầu trên thị trường: AWS Backup, Azure Backup, Google Cloud Storage và Backblaze.
4. Kiểm tra và phát triển phần mềm
Cloud Computing hỗ trợ kiểm tra và phát triển phần mềm bằng cách cung cấp quyền truy cập theo yêu cầu vào các nền tảng dựa trên đám mây với một loạt các dịch vụ như Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), Nền tảng như một dịch vụ (PaaS), Phần mềm như một dịch vụ (SaaS), điện toán không máy chủ (Serverless) và các công cụ DevOps.
Điện toán đám mây cũng cho phép các kiểm thử viên và nhà phát triển phần mềm làm việc hợp tác, hiệu quả và an toàn qua các môi trường và thiết bị khác nhau. Các nền tảng kiểm thử phổ biến bao gồm AWS Codestar, Azure DevOps, Google App Engine và Heroku.
5. Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) và Nền tảng như một dịch vụ (PaaS)
IaaS và PaaS là hai loại mô hình dịch vụ đám mây cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các tài nguyên dựa trên đám mây như tính toán, lưu trữ, mạng, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, công cụ và ứng dụng.
IaaS cho phép người dùng thuê máy chủ ảo và lưu trữ từ các nhà cung cấp giải pháp công nghệ đám mây và quản lý chúng thông qua các giao diện web hoặc API. PaaS cho phép người dùng triển khai và chạy các ứng dụng của họ trên các nền tảng đám mây mà không cần lo lắng về hạ tầng bên dưới.
IaaS và PaaS giúp người dùng giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng mở rộng, cải thiện hiệu suất, nâng cao bảo mật và thúc đẩy đổi mới.
Về PaaS, một số cái tên nổi bật trên thị trường như AWS Elastic Beanstalk, Azure App Service, Google Cloud Run và Salesforce Platform.
Về IaaS, hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp như AWS EC2, Azure, Digital Ocean và chính TotHost cũng nằm trong danh sách này.
Nếu có nhu cầu về máy ảo, bạn có thể tham khảo các gói Cloud VPS TOT K và TOT M.
6. Giao tiếp và liên lạc
Liên lạc và giao tiếp là việc trao đổi thông tin thông qua nhiều phương thức khác nhau như giọng nói, email, nhắn tin, video call, livestream… và Cloud Computing cho phép thực hiện điều đó một cách an toàn, chất lượng cao và hiệu quả về chi phí thông qua kết nối intertnet.
Chính nhờ ứng dụng này của đám mây nên giờ đây chúng ta có thể học hoặc làm việc từ xa (Work from home), một số phần mềm hỗ trợ là Microsoft Teams, Zoom, Slack…
7. Mạng xã hội
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, X và LinkedIn có lẽ đã không còn quá xa lạ với chúng ta, chúng đều là các nền tảng dựa trên đám mây quản lý và lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ do người dùng tạo ra. Nhờ sự linh hoạt của công nghệ đám mây, các nền tảng này có thể mở rộng hoặc thu hẹp theo sự thay đổi của lưu lượng truy cập
8. Thương mại điện tử
Trải nghiệm mua sắm trực tuyến cũng là một trong những ứng dụng của Cloud Computing, nhờ đó mà người dùng có thể đặt hàng qua nhiều kênh, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Shopify,... một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Ngoài ra đối với nhà bán hàng thương mại điện tử ứng dụng đám mây, nó sẽ đem lại các giải pháp về thanh toán, tồn kho, sản phẩm, quan hệ khách hàng, marketing… được cập nhật theo thời gian thực tế.
9. Giáo dục
Giáo dục đề cập đến quá trình giảng dạy và học tập kiến thức, kỹ năng. Điện toán đám mây nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cung cấp các giải pháp dựa trên đám mây hỗ trợ học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, nó còn đem lại khả năng tiếp cận và đổi mới trong giáo dục cho người học và cả người dạy. Một số giải pháp giáo dục có thể kể đến như Google Class, Canva, Coursera…
10. Trò chơi
Sự kết hợp của Cloud Computing và Gaming được gọi là Cloud Gaming đem lại trải nghiệm mới cho người chơi bằng cách cho phép họ chơi game cấu hình cao thuộc nhiều thể loại trên thiết bị cá nhân mà không yêu cầu phần cứng đắt tiền.
Một số giải pháp hiện có trên thị trường là Google Stadia, Microsoft xCloud, Amazon Luna và NVIDIA GeForce Now. Thậm chí, bạn có thể chơi tựa game đình đám Black Myth Wukong thông qua Cloud Gaming. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chi phí để trải nghiệm hình thức chơi game này còn tương đối cao. Bạn có thể mua lại các gói từ một số cộng đồng trên Facebook để tiết kiệm chi phí.
Kết luận
Qua bài viết này, hi vọng TotHost đã cung cấp cho bạn những thông tin về ứng dụng của công nghệ Đám mây. Dù bạn cần lưu trữ tệp, phân tích và sao lưu dữ liệu, phát triển phần mềm, bán hàng trực tuyến,... thì Cloud Computing đều có giải pháp cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các giải pháp công nghệ đám mây, có thể tham khảo các dịch vụ của TotHost nhé!