Ứng dụng của cloud VPS – Máy chủ đám mây riêng ảo có thể làm gì?
28/02/2024
Với sự phát triển và trưởng thành không ngừng của ảo hóa, quản lý vận hành và bảo trì và các công nghệ khác, điện toán đám mây đã trở nên dễ tiếp cận và trở thành xu hướng của thời đại. Và máy chủ đám mây cũng không nằm ngoài xu hướng. Nhiều công ty, thậm chí là cá nhân đã sử dụng máy chủ đám mây riêng ảo. Vậy, chúng ta có thể làm gì với máy chủ đám mây? Cùng tìm hiểu các ứng dụng của cloud VPS trong bài viết này nhé.
Mục lục
Mục lục
Một số ứng dụng của cloud VPS
1. Chạy website – Ứng dụng phổ biến nhất của cloud VPS
Với cá nhân, website có thể được sử dụng làm nền tảng đăng tải nội dung. Đối với doanh nghiệp, website là cổng thông tin và là một kênh quảng bá chính thống của doanh nghiệp.
Đối với nhiều người dùng, việc xây dựng môi trường chạy chương trình là một bài test lớn. May mắn là có không ít môi trường tích hợp để lựa chọn, như LNMP, LAMP. Các công cụ bảng điều khiển có WDCP và Pagoda Panel. Đây là trải nghiệm đáng thử đối với những người mới. Nếu không muốn tự thực hiện, bạn có thể chọn các loại máy chủ ứng dụng nhẹ do nền tảng đám mây khởi chạy. Chúng đã có sẵn môi trường hoạt động cơ bản. Bạn có thể bắt đầu chương trình tải lên với vài thao tác đơn giản.
Tùy theo quy mô website, yêu cầu về cấu hình cloud VPS sẽ có sự khác biệt về CPU, RAM, bộ nhớ và băng thông:
VPS cho website nhỏ như blog, web cá nhân với lượng truy cập thấp, cấu hình1-core CPU, 1G-2G memory, 40G hard drive, 1M-2M bandwidth là đủ.
Trong kỷ nguyên số, doanh nghiệp nào cũng cần công cụ quản lý số! Trước đây, các hệ thống OA, ERP, HR và các hệ thống khác của doanh nghiệp đều được triển khai trên các phòng máy tự xây. Điều kiện hạn chế như mất điện trong phòng máy, thiết bị cũ, khiến các ứng dụng khó có thể chạy ổn định liên tục. Điều này khiến hiệu quả hoạt động không đạt được hiệu quả tối đó.
Ngược lại, với máy chủ đám mây, hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp có thể chạy liên tục 24/24. Vì vậy, nhiều Doanh nghiệp đều có xu hướng dịch chuyển lên đám mây.
3. Cloud notes
Lo ngại về quyền riêng tư, nhiều người không muốn sử dụng nền tảng cloud note trên Internet. Thay vào đó, họ chọn xây dựng nền tảng cloud note cho riêng mình bằng các các công cụ nguồn mở. Thật sự, đây là một lựa chọn không tồi. Bạn có thể bắt đầu với Leanote – một mã nguồn mở cho phép bạn tạo ứng dụng ghi chú của riêng mình trên cloud VPS thay cho Evernote.
3. Private game server
Hiện nay, nhiều trang web game cung cấp bản tải xuống game codes của các phiên bản đã không còn bán trên thị trường. Bạn hoàn toàn có thể tải về và chơi trên server riêng của mình.
Với code sẵn có, chọn triển khai trên máy chủ đám mây là một lựa chọn tốt. VPS cấu hình từ 4 core 8G 5M băng thông có thể đảm bảo cho hầu hết game chạy trơn tru.
4. Phát triển/Thử nghiệm – Một ứng dụng tiện lợi của cloud VPS
Trong lĩnh vực phát triển hoặc vận hành và bảo trì hệ thống, cloud server có thể cung cấp một môi trường thử nghiệm rất thuận tiện. Nhất là việc có thể đảm bảo hệ thống hoạt động trực tuyến. Dù ở nhà hay ở công ty, bạn vẫn có thể gỡ lỗi hệ thống thử nghiệm. Thêm vào đó, một số máy chủ đám mây cho phép đổi OS theo ý muốn đáp ứng yêu cầu của nhiều môi trường thử nghiệm.
Đối với môi trường thử nghiệm, bạn có thể chọn VPS với cấu hình 1 core 2G 1M băng thông. Tham khảo Cloud VPS TOT M của TotHost cho phép đổi hệ điều hành ngay trên panel.
5. Xây dựng cloud storage riêng
Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây của các bên thứ ba (Dropbox, Google Drive, OneDrive, iCloud) sẽ bị hạn chế dung lượng miễn phí. Ngoài ra, còn có thể gặp rủi ro về bảo mật và an toàn dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tự xây dựng đám mây riêng cho cá nhân. Hoặc thậm chí là sử dụng cho doanh nghiệp.
Có nhiều phần mềm tạo “lưu trữ đám mây cá nhân”, bạn có thể tìm kiếm với từ khóa “personal cloud tools”. Một số cái tên bạn có thể tham khảo: Owncloud, Sealife và Nextcloud. Nếu bạn muốn thử nghiệm ứng dụng này, xem ngay hướng dẫn Biến VPS thành Cloud Storage với NextCloud của TotHost nhé.
Ngoài ra, các ứng dụng của cloud VPS không chỉ dừng lại ở đó. Bạn có thể sử dụng máy chủ đám mây phục vụ cho nhiều mục đích khác như: e-commerce, mobile/client games, database, big data, machine learning, graphics rendering.
Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ tạo ra những tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Để làm được điều đó thì không thể thiếu AI tạo sinh (Generative AI). Vậy, Gen AI là gì? Nó có đóng góp gì trong thực tiễn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cụm từ “đứt cáp quang biển” hay “cá mập cắn cáp” thường được nhắc tới mỗi khi kết nối mạng Việt Nam với quốc tế gặp vấn đề. Vậy cáp quang biển là gì? Việt Nam hiện tại đang có bao nhiêu tuyến cáp quang? Cùng TotHost tìm hiểu nhé!
Hiện nay trí tuệ nhân tạo đang là một chủ đề rất “nóng”, kèm theo đó là sự ra mắt của hàng loạt công cụ AI hữu ích nhưng mặt trái là tội phạm mạng có thể nguỵ trang phần mềm độc hại gắn mác “trí tuệ nhân tạo” để đánh lừa người dùng.
Khi tìm hiểu về lĩnh vực phần mềm bạn sẽ được tiếp cận với GitLab - một công cụ không thể thiếu với các đội nhóm phát triển dự án. Hãy cùng TotHost đào sâu thông tin về nền tảng này nhé!
Khi sử dụng Linux, bạn đã biết cách xem danh sách người dùng hiện đang đăng nhập chưa? Làm thế nào để tìm ra người dùng đăng nhập bằng cửa sổ terminal? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của TotHost nhé!
Việc nắm được mức độ sử dụng tài nguyên trên hệ thống của bạn là rất quan trọng bởi thông tin này có thể giúp bạn quản lý hệ thống tốt hơn. Điều này thể hiện rõ ở khâu xác định vấn đề của hiệu xuất và cách tối ưu hoá hệ thống. Hãy cùng TotHost tìm hiểu về cách kiểm tra ứng dụng đang chiếm nhiều bộ nhớ trong Linux.