Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Laravel là gì? Lý do nên lựa chọn Lavarel Framework

07/12/2023

icon

Laravel là một PHP Framework miễn phí và sử dụng mã nguồn mở theo kiến trúc MWC (Model-View-Controller) hỗ trợ phát triển phần mềm và ứng dụng web. Framework này được phát triển bởi Taylor Otwel nhằm thay thế CodeInigter, được giới thiệu vào ngày 9 tháng 6 năm 2011.

Mục lục

Mục lục

1. Laravel Framework là gì?

Theo khái niệm trong bài viết Framework là gì? Cách lựa chọn Framework phù hợp cho dự án của bạn, Framework giống như một bộ công cụ được tạo sẵn, chứa đựng các tài nguyên và chức năng cần thiết cho việc lập trình trong từng lĩnh vực cụ thể. Thay vì phải từ đầu xây dựng mọi thứ, lập trình viên có thể tận dụng các thành phần có sẵn trong Framework để hoàn thiện sản phẩm của mình.

PHP Framework là thư viện framework dành cho ngôn ngữ PHP giúp phát triển những ứng dụng web. Nói cách khác, nó giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu số lần phải viết lại code của lập trình viên.

Lavarel Framework là gì?

 

Laravel là một PHP Framework miễn phí và sử dụng mã nguồn mở theo kiến trúc MWC (Model-View-Controller) hỗ trợ phát triển phần mềm và ứng dụng web. Framework này được phát triển bởi Taylor Otwel nhằm thay thế CodeInigter, được giới thiệu vào ngày 9 tháng 6 năm 2011. Đến nay Lavarel đã phát triển đến phiên bản mới nhất được phát hành là Lavarel 10 vào ngày 14 tháng 2 năm 2023.

 

Mô hình MWC là gì? Mô hình MVC (Model-View-Controller) là một cách tổ chức phần mềm trên máy tính để tạo ra giao diện cho người dùng. Nó chia hệ thống thành ba phần riêng biệt nhưng có khả năng tương tác với nhau, giúp phân tách rõ ràng giữa các quy tắc xử lý nghiệp vụ và giao diện user. Ba thành phần đó bao gồm:

  • Controller: Nhiệm vụ của nó là nhận và điều hướng các yêu cầu từ người dùng, sau đó gọi các phương thức xử lý tương ứng.
  • Model: Đây là nơi chứa toàn bộ logic nghiệp vụ, các phương thức xử lý, truy xuất cơ sở dữ liệu và định nghĩa các đối tượng như lớp (Class), các hàm xử lý…
  • View: Thực hiện nhiệm vụ hiển thị thông tin và tương tác với người dùng, chứa các thành phần giao diện như hộp văn bản, hình ảnh…

2. Ưu điểm và nhược điểm của Laravel

Hãy cùng Tothost điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm của Framework này:

Ưu điểm 

  • Luôn cập nhật với phiên bản PHP mới nhất: Laravel thường cập nhật để hỗ trợ các tính năng mới nhất của PHP, giúp phát triển ứng dụng với những công nghệ tiến tiến nhất.
  • Cộng đồng và tài nguyên lớn: Sở hữu một cộng đồng sáng tạo và một nguồn tài nguyên khổng lồ với nhiều thư viện, gói mở rộng và hướng dẫn giúp cho việc phát triển dễ dàng hơn.
  • Tốc độ xử lý: Được tối ưu hóa để cung cấp hiệu suất cao, giúp xử lý yêu cầu từ người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Dễ sử dụng: Cung cấp cú pháp rõ ràng và dễ hiểu giúp người phát triển nhanh chóng thực hiện các tính năng mà không cần phải viết mã từ đầu, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Tính bảo mật cao: Tích hợp các tính năng bảo mật mạnh mẽ như hệ thống xác thực, quản lý session, mã hóa dữ liệu, giúp bảo vệ ứng dụng trước các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.

Nhược điểm

Laravel có khá ít nhược so với các Framework khác, có thể kể đến như: 

  • Thiếu sự liên kết giữa các phiên bản: Nếu cập nhật code thể sẽ khiến cho ứng dụng bị gián đoạn.
  • Kích thước lớn so với ứng dụng di động: Sẽ dẫn đến việc tải trang bị chậm chạp.
Lý do nên lựa chọn Lavarel

Lý do nên lựa chọn Laravel

Mặc dù có vô số các Framework khác nhau sử dụng cho việc phát triển ứng dụng web nhưng Laravel có thể sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất cho bạn vì những lý do dưới đây:

  • Tổng hợp những gì tốt nhất: Laravel ra đời khá muộn nên nó thừa hưởng được rất nhiều những ưu điểm từ các Framework trước đó.
    Điều đó cũng lý giải vì sao khi làm việc với Laravel bạn cảm thấy mình học được rất nhiều từ việc viết code sao cho ngắn gọn, mạch lạc dễ hiểu cho đến cách xây dựng kiến trúc project sao cho tốt nhất. Và điều quan trọng hơn nữa đó là khi làm việc với Laravel bạn sẽ hiểu hơn những concept chuyên sâu về lập trình như OOP, Design Parttent,..
  • Dễ ràng Scalable trong tương lại: Như đã nói ở trên, Laravel có kiến trúc tốt theo nền tảng của mô hình MVC cộng với cú pháp ngắn gọn mạch lạc.  Laravel ứng dụng  DI, IoC vào trong kiến trúc, giúp cho ứng dụng của bạn trở nên gọn gàng hơn. 
  • Cập nhật xu hướng công nghệ liên tục: Việc cập nhật công nghệ thường xuyên là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định sự sống còn của một Framework. Ngay thời điểm đầu Taylor Otwell đã cam kết: “Cứ 6 tháng chúng tôi sẽ cải tiến và cho ra phiên bản mới 1 lần” và hiện tại Laravel đang làm rất tốt điều này. 
  • Cộng đồng lớn: Cộng đồng là  yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một ngôn ngữ hay Framework nào. 

3. Hướng dẫn cài đặt Laravel

3.1. Yêu cầu hệ thống

Máy tính của bạn phải đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc sau:

  • Phiên bản PHP từ 5.5.9 trở lên
  • OpenSSL PHP Extension
  • PDO PHP Extension
  • Mbstring PHP Extension
  • Tokenizer PHP Extension

Đối với Windows: sử dụng phần mềm tạo Webserver trên Windows như Openserver, Wamp, Xampp, Ampps…

3.2. Cài đặt Lavarel

Đầu tiên, mở Terminal (CMD hoặc Git Bash), gõ dòng lệnh sau: composer global require “laravel/installer”

  • Đối với Windows, đường dẫn là “%appdata%Composervendorbin
  • Đối với macOS và Linux, đường dẫn là “~/.composer/vendor/bin

Sau khi cài đặt xong, hãy di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP. Sau đó mở cửa sổ lệnh (sử dụng Shift + chuột phải và chọn Command Window Here hoặc Git Bash Here đối với Windows) và gõ: “laravel new projectname”.

Trong đó projectname chính là tên thư mục laravel project của bạn. 

 

Qua Composer

Di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP, tại đây mở cửa sổ lệnh và gõ:

composer create-project –prefer-dist laravel/laravel projectname

projectname chính là tên thư mục laravel project của bạn.

Như vậy, chúng ta đã hoàn tất việc cài đặt Lavarel.

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng