Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Tổng quan về phpMyAdmin từ A tới Z (2024)

04/01/2024

icon

Khi cần quản trị cơ sở dữ liệu đơn giản và thuận tiện thông qua giao diện web, phpMyAdmin sẽ là một cái tên đáng chú ý. Công cụ này được viết bằng PHP với vai trò đơn giản hoá quá trình quản lý MySQL Database. Hãy cùng theo dõi thêm những thông tin về phpMyAdmin qua bài viết này của Tothost nhé!

Mục lục

Mục lục

1. Giới thiệu về phpMyAdmin

phpMyAdmin là phần mềm miễn phí có mã nguồn mở viết bằng PHP,  nhằm mục đíc quản lý cơ sở dữ liệu MySQL thông qua giao diện web. phpMyAdmin hỗ trợ các hoạt động trên MySQL và MariaDB, có thể được thực hiện thông qua giao diện người dùng, trong khi vẫn cung cấp cho user khả năng trực tiếp thực hiện bất kỳ câu lệnh SQL nào.
Dự án phpMyAdmin là thành viên của Software Freedom Conservancy. SFC là một tổ chức phi lợi nhận giúp thúc đẩy, cải thiện, phát triển và bảo vệ các dự án phần mềm mã nguồn mở (FLOSS).

Trang chủ của phpMyAdmin: https://www.phpmyadmin.net/

 

1.1. Ưu điểm của phpMyAdmin

  • phpMyAdmin có thể chạy trên bất kỳ máy chủ hoặc hệ điều hành nào vì nó có một trình duyệt web.
  • Dễ dàng tạo, xóa và chỉnh sửa cơ sở dữ liệu và có thể quản lý tất cả các yếu tố bằng giao diện của phpMyAdmin, điều này dễ dàng hơn rất nhiều so với trình soạn thảo dòng lệnh của MySQL.
  • Kiểm soát quyền hạn của người dùng và vận hành nhiều máy chủ cùng một lúc.
  • Sao lưu cơ sở dữ liệu của mình và xuất dữ liệu vào các định dạng khác nhau như XML, CSV, SQL, PDF, OpenDocument Text, Excel, Word và Spreadsheet,…
  • Thực hiện các câu lệnh và truy vấn SQL phức tạp, tạo và chỉnh sửa các hàm, trigger và sự kiện qua giao diện của phpMyAdmin.

1.2. Nhược điểm của phpMyAdmin

  • Bảo mật: Để nâng cao tính bảo mật, việc hạn chế truy cập vào URL từ các địa chỉ IP cố định là một biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên vấn đề an ninh vẫn đang là một thách thức trong cộng đồng mã nguồn mở.
  • Độ ổn định của chức năng sao lưu: Việc sao lưu và khôi phục dữ liệu tự động trong PHPMyAdmin đã gặp một số vấn đề nhất định:
    – Không thể linh hoạt trong việc thực hiện tự động xuất cơ sở dữ liệu.
    – Hạn chế chỉ có thể kết nối thông qua trình duyệt, hạn chế khả năng lưu trữ sao lưu vào các ổ đĩa local có sẵn trên hệ thống.
  • Phương thức lưu trữ truyền thông: Hệ thống chỉ hỗ trợ việc lưu trữ vào ổ đĩa local tích hợp trong hệ thống, giới hạn khả năng lưu trữ và truy cập.
  • File lưu trữ không được mã hóa: Định dạng file xuất từ PHPMyAdmin không được mã hóa, tăng nguy cơ về an toàn và bảo mật của dữ liệu.

1.3. Tổng hợp tính năng của phpMyAdmin

  • Quản lý phân quyền user
  • Thực hiện các truy vấn SQL, truy vấn hàng loạt, triggers, event, thủ tục lưu trữ, hàm để hiển thị kết quả dữ liệu liên quan.
  • Thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến dữ liệu như tạo, đọc, chỉnh sửa, xóa, duyệt, thay đổi cấu trúc, schema và tìm kiếm.
  • Cung cấp cách để nhập, xuất và tải dữ liệu từ tệp văn bản.
  • Xuất dữ liệu ở các định dạng khác nhau như CSV, XML, PDF, tài liệu Word, Latex, Bảng tính, tệp Excel và nhiều định dạng khác.
  • Hỗ trợ các truy vấn phức tạp và đánh dấu truy vấn SQL.
  • Tối ưu hóa, sửa chữa, thay đổi bảng và chế độ xem.
  • Hỗ trợ InnoDB, khóa ngoại và MySQLi.
  • Giao diện đồ họa thân thiện với người dùng để truy cập dữ liệu liên quan đến trang web.
  • Cung cấp bố cục đồ họa PDF của cơ sở dữ liệu.
  • Linh hoạt với các hệ điều hành khác nhau.
  • Xử lý các truy vấn phức tạp bằng cách sử dụng truy vấn mẫu.
  • Cung cấp khả năng quản trị nhiều máy chủ và kiểm soát nhiều máy chủ cùng lúc.

2. Cài đặt và sử dụng phpMyAdmin

2.1. Điều kiện để sử dụng phpMyAdmin

Để sử dụng phpMyAdmin, bạn cần có Web Server, PHP, Database, Web Browser:

  • Web Server: Máy chủ web – Giao diện của phpMyAdmin dựa trên trình duyệt web, chúng ta cần một máy chủ web để lưu trữ các tệp của phpMyAdmin. Apache và IIS là hai máy chủ web phổ biến.
    Chúng ta có thể tải xuống máy chủ web Apache từ đây http://mirrors.estointernet.in/apache//httpd/
  • PHP: Cài đặt phiên bản PHP 5.3 hoặc các phiên bản cao hơn để hỗ trợ các chức năng khác nhau. Ví dụ như:
    – Hỗ trợ phiên – Phần mở rộng SPL (Standard PHP Library)
    – Hỗ trợ tải lên tệp ZIP 
    – Xác thực cookie – mcrypt extension
    – Mở bảng tính tài liệu hỗ trợ nhập XML – libxml extension
    Có thể tải phiên bản PHP tại: https://www.php.net/downloads.php.
  • Web Browser: Trình duyệt web hỗ trợ cookie và JavaScript, bạn có thể sử dụng Chrome, Explorer…  

Ngoài ra, cài đặt XAMPP là cách dễ nhất để có được công cụ phpMyAdmin.

 

    2.2. Cách cài đặt phpMyAdmin

    Phần mềm phpMyAdmin hiện nay thường được tích hợp sẵn trong gói dịch vụ hosting. Vậy nên người dùng có thể tiến hành mở phần mềm từ Cpanel tại trang quản trị. Bạn có thể tham khảo các gói Shared Web Hosting của Tothost. Dưới đây sẽ là các bước cài đặt phpMyAdmin:

    Bước 1: Tải xuống phiên bản mới nhất của công cụ phần mềm phpMyAdmin tại đây .Nhấn vào nút tải xuống để bắt đầu quá trình tải về:

    Bước 1 Cài đặt phpMyAdmin

    Bước 2: Một cửa sổ popup sẽ mở ra. Nhấn vào nút Close và chuyển đến bước tiếp theo.

    Bước 2 Cài đặt phpMyAdmin

    Bước 3: Giải nén tệp đã tải về bằng cách nhấn chuột phải vào tệp và chọn Extract here, và đổi tên thư mục thành phpmyadmin để dễ dàng truy cập qua trình duyệt.

    Bước 4: Sau khi tất cả các tệp của phpMyAdmin được giải nén thành công, di chuyển thư mục đã giải nén của phpMyAdmin từ vị trí tải về đến C:\Apache\htdocs. Bạn cũng có thể giải nén các tệp trực tiếp trong thư mục htdocs của apache.

    Đọc thêm: Apache là gì? | Tổng hợp kiến thức về Web Server Apache mới nhất 2024

    Bước 3 Cài đặt phpMyAdmin

    Bước 5: Mở thư mục conf của apache trong ổ đĩa C và mở tệp httpd.

    Bước 5 Cài đặt phpMyAdmin

    Bước 6: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F và tìm chuỗi index.html trong tệp. Bây giờ, thay đổi phần mở rộng từ .html thành .php và lưu tệp.

    Bước 6 Cài đặt phpMyAdmin

    Thay đổi như sau:

    Bước 6 Cài đặt phpMyAdmin

    Bước 7: Kiểm tra xem máy chủ apache đã chạy chưa từ dịch vụ của hệ thống máy tính của bạn. Nếu nó chưa chạy, chúng ta cần khởi động máy chủ apache để mở giao diện phpMyAdmin trên trình duyệt.

    Bước 7 cài đặt phpMyAdmin

    Bước 8: Mở trình duyệt và gõ http://localhost/phpmyadmin/. phpMyAdmin sẽ bắt đầu chạy trong trình duyệt.

    Bước 8 Cài đặt phpMyAdmin

    2.3. Vấn đề thường gặp phải khi backup dữ liệu trên phpMyAdmin

    Như đã đề cập ở phần trên, khi backup dữ liệu trên phpMyAdmin sẽ gặp phải vấn đề như:

    • Tự động xuất database: không có cách nào để xuất dữ liệu của cơ sở dữ liệu trong phpMyAdmin một cách tự động.
    • Hỗ trợ phương tiện lưu trữ: phpMyAdmin là phần mềm dựa trên web, nên nó chỉ chạy trên trình duyệt nên chỉ có thể sao lưu vào ổ đĩa cục bộ.
    • Nén, mã hóa và các tùy chọn khác: Các tập tin được xuất với phpMyAdmin được lưu dưới dạng các tập tin văn bản thông thường, mà không có bất kỳ xử lý bổ sung nào. Trong khi lưu trữ các tập tin này dưới dạng gốc thường tốn rất nhiều dung lượng đĩa.

    Kết luận

    Mặc dù phpMyAdmin vẫn còn một số hạn chế, nhưng tổng thể đây vẫn là một công cụ hữu ích cung cấp nhiều tính năng đặc biệt, nó vẫn được ưa chuộng sử dụng trong cộng đồng phát triển web. Giao diện trực quan giúp người dùng có thể dễ dàng quản lý cơ sở dữ liệu MySQL mà không cần kiến thức quá chuyên sâu, ngay cả với người mới.

    TAG: website

    TelegramCommunity
    scroll top
    Thông báo
    Đóng