Nếu bạn đang tìm hiểu thêm về VPN thì chắc chắn bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “VPN Server”, thường chỉ được gọi là “server” khi VPN đang được sử dụng. Những máy chủ này là gì và chúng làm gì với VPN? Hãy cùng Tothost tìm hiểu nhé!
1. VPN Server là gì?
Trước khi tìm hiểu về VPN Server chúng ta cần phải nắm được server thông thường và VPN là gì? Máy chủ (máy chủ) là một máy tính được kết nối với mạng và cung cấp thông tin cho mạng đó. VPN (Virtual Private Network – mạng riêng ảo) cho phép người dùng thiết lập kết nối an toàn tới mạng khác qua internet; người dùng có thể sử dụng VPN để kết nối tới các website bị giới hạn theo khu vực địa lý và bảo vệ các hoạt động của trình duyệt khỏi sự theo dõi của các mạng công cộng.
Máy chủ VPN (VPN Server) là máy chủ được cài đặt và cấu hình phần mềm VPN. Nó có nhiều cổng giao tiếp vật lý và logic hơn server thông thường. Các máy chủ VPN cung cấp kết nối và dịch vụ VPN cho các máy khách VPN từ xa hoặc cục bộ. Thông thường VPN server sử dụng một hoặc nhiều giao thức cho kết nối và truyền thông, ví dụ như Point-to-point Protocol (PPP). Máy khách VPN kết nối đầu tiên đến máy chủ VPN và tự xác thực trước khi được cấp quyền truy cập vào VPN.
2. Phần mềm VPN là gì?
Đó là phần mềm được cài đặt trên máy chủ VPN. Mục đích của việc cài đặt này là giúp máy chủ VPN xử lý, vận hành phần cứng và các thành phần khác. Bên cạnh đó, phần mềm này còn có chức năng cung cấp khả năng quản lý và bảo mật cơ chế kiểm soát truy cập khi thiết lập quan hệ giữa máy chủ và máy khách. Phần mềm VPN server sử dụng một số giao thức khác nhau như PPTP, OpenVPN, IKEv2, SoftEther, SSTP và L2TP cho các kiểu kết nối khác nhau.
3. Máy chủ VPN dùng để làm gì?
VPN server là nơi kết nối được mã hóa và có địa chỉ IP mới. Nó làm như vậy thông qua sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng thường xác định thông lượng và dung lượng của máy chủ trong khi phần mềm xác định mã hóa của kết nối.
Khi bạn kết nối qua VPN, bạn sẽ có vai trò như một client (máy khách) và sử dụng chương trình khách. Chương trình này chỉ đơn giản là mã hóa các yêu cầu bạn đưa ra trước khi gửi đến ISP của bạn. Vì VPN hoạt động như một tunnel và chỉ có các đối tượng trên mỗi đầu của tunnel mới có thể giải thích dữ liệu đã mã hóa, ISP (nhà cung cấp đường truyền mạng) của bạn sẽ không thể nhìn thấy yêu cầu hoặc dữ liệu thực tế là gì.
4. Lợi ích khi sử dụng VPN Server
- Khả năng bảo mật cao: Hệ thống bảo mật của VPN server được cung cấp tốt, tất cả những dữ liệu truyền đi đều được mã hóa, giống như thêm một lớp bảo mật trên tường lửa.
- Truy cập website bị chặn tại vùng địa lý nhất định: Đây là ưu điểm lớn nhất, VPN server đảm bảo tuyệt đối tính ẩn danh khi truy cập, giúp người dùng tránh được kiểm duyệt internet và truy cập vào những website bị chặn ở những vùng địa lý nhất định.
- Khả năng truy cập từ xa: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp cho phép truy cập từ xa thông qua VPN server của họ.
- Ẩn danh khi truy cập internet: có thể dùng VPN server để truy cập ẩn danh.
- Thay đổi IP: VPN server cho phép người sử dụng thay đổi IP để truy cập an toàn hơn.
- Tránh bị nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) bóp băng thông: bạn sẽ hạn chế gặp phải trường hợp bị ISP bóp băng thông khi sử dụng VPN server.
- ISP Encryption: dữ liệu sẽ được mã hoá và tránh được ISP nắm bắt thông tin với VPN server.
5. Lời kết
Thông qua bài viết Tothost đã cung cấp cho bạn những điều cần biết xoay quanh VPN server: khái niệm, cách hoạt động, lợi ích mang lại.