Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

Public Cloud là gì? Tất tần tật về Public Cloud

13/02/2023

icon

“Đám mây” đã và luôn là chủ đề nổi bật trên các diễn đàn, hội nhóm công nghệ. Khi tìm hiểu về đám mây chắc chắn bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ liên quan như Public Cloud, Private Cloud hay Hybrid Cloud. Qua bài viết này Tothost sẽ đề cập tất tần tật về Public Cloud. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Mục lục

Mục lục

1. Public Cloud là gì?  

Tất tần tật về Public Cloud

Public Cloud – đám mây công cộng là mô hình dịch vụ công nghệ thông tin dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing), được sở hữu và vận hành bởi một bên thứ ba cung cấp đến người dùng thông qua mạng Internet công cộng và không giới hạn đối tượng dùng bất kể là cá nhân hay doanh nghiệp.

Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba tạo ra các tài nguyên điện toán, có thể bao gồm mọi thứ từ các ứng dụng, phần mềm đến các máy ảo (VM) có sẵn cho người dùng qua Internet (Ví dụ: Office 356, Gmail, Google Drive,…). Các tài nguyên này có thể được truy cập miễn phí hoặc quyền truy cập có thể được bán theo các mô hình định giá dựa trên đăng ký hoặc trả cho mỗi lần sử dụng. Thông thường dịch vụ trả phí sẽ áp dụng mô hình pay-per-usage (Trả phí trên lưu lượng sử dụng). 

2. Cách Public Cloud hoạt động

Đám mây công cộng dựa vào môi trường ảo hóa để cung cấp phần mở rộng cho cơ sở hạ tầng CNTT của công ty, cho phép công ty đó lưu trữ các khía cạnh nhất định của cơ sở hạ tầng và dịch vụ của mình trên các máy chủ ảo nằm ngoài cơ sở hạ tầng và do bên thứ ba sở hữu. Nhà cung cấp đám mây công cộng sở hữu và quản lý các trung tâm dữ liệu nơi khối lượng công việc của khách hàng chạy. Các nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm bảo trì toàn bộ phần cứng và cơ sở hạ tầng, đồng thời cung cấp kết nối mạng băng thông cao để đảm bảo truy cập nhanh vào các ứng dụng và dữ liệu.

Do các máy chủ trong đám mây công cộng hoạt động chia sẻ dữ liệu từ nhiều công ty nên bảo mật trong đám mây công cộng là một vấn đề cần được cân nhắc. Mã hóa dữ liệu là một cách tốt để đảm bảo bảo mật mạnh hơn, nhưng không phải tất cả các nền tảng mã hóa đều hoạt động trên Public Cloud. Ngoài ra còn có rủi ro bảo mật bất cứ khi nào dữ liệu được di chuyển giữa trung tâm dữ liệu riêng tới đám mây công cộng. 

3. Doanh nghiệp có nên sử dụng Public Cloud?

Nhiều doanh nghiệp xem đám mây công cộng như một cách để mở rộng quy mô tài nguyên công nghệ thông tin hiện có theo yêu cầu mà không cần phải mở rộng cơ sở hạ tầng vật lý của họ. Đám mây công cộng cũng là một giải pháp phổ biến cho nhu cầu lưu trữ vì dữ liệu được lưu trữ trên đám mây công cộng được sao lưu và có thể truy cập từ mọi nơi. Có nhiều loại gói lưu trữ khác nhau và dữ liệu không cần truy cập thường xuyên có thể được lưu trữ trên đám mây công cộng với giá rất rẻ. Đối với các công ty lưu trữ ứng dụng với thời gian sử dụng cao nhất, đám mây công cộng có ý nghĩa hoàn hảo vì sức mạnh tính toán bổ sung chỉ cần trong một thời gian ngắn. 

Sử dụng Public Cloud có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí theo nhiều cách khác nhau:

  • Chi phí mua thiết bị thấp hơn: Vì nhân viên chỉ có thể truy cập và thanh toán cho các tài nguyên dựa trên đám mây khi họ cần, nên việc sử dụng các ứng dụng và máy tính để bàn dựa trên đám mây công cộng thường ít tốn kém hơn so với việc mua các gói phần mềm hoặc thiết bị CNTT vật lý có thể sẽ cần gia hạn hoặc bảo trì.
  • Chi phí bảo trì thiết bị thấp hơn: Với các dịch vụ dựa trên đám mây công cộng, chi phí bảo trì thiết bị CNTT được chuyển tới nhà cung cấp dịch vụ đám mây, tiết kiệm hơn so với doanh nghiệp phải trực tiếp thực hiện. 

4. Cấu trúc của Public Cloud

Cấu trúc của Public Cloud là môi trường nhiều bên thuê (multi-tenant environment); nghĩa là người dùng chia sẻ một nhóm tài nguyên ảo được tự động cung cấp và phân bổ cho từng bên thuê thông qua giao diện tự phục vụ. Public Cloud được thiết kế dự phòng nhằm phòng tránh nguy cơ mất dữ liệu. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ lưu trữ các tệp tin trong trung tâm dữ liệu (Data Center) để đảm bảo khi có thảm hoạ xảy ra các thông tin, dữ liệu sẽ được khôi phục một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Dưới đây là một số mô hình cấu trúc của Public Cloud:

4.1. SaaS (Software as a Service)

Mô hình này dựa trên việc truyền ứng dụng tới người dùng cuối trên web thông qua trình duyệt. Nhà cung cấp không trực tiếp bán các loại phần mềm thông thường sẽ phải tải xuống và cài đặt trên máy tính mà thay vào đó là lập trình chúng trên nền tảng web. Mô hình này giúp loại bỏ việc phải cài đặt phần mềm trên máy cá nhân của người dùng. Ví dụ: Google Apps, Microsoft 365, Slack…

4.2. PaaS (Platform as a Service)

PaaS là mô hình dịch vụ mà nhà cung cấp bên thứ ba cung cấp những công cụ phần cứng và phần mềm – thường là công cụ cần thiết để phát triển ứng dụng cho người dùng/ tổ chức qua internet do đó người dùng/ tổ chức không cần phải duy trì cơ sở hạ tầng (phần cứng, phần mềm). Trong đó các nhà cung cấp PaaS sẽ xây dựng phần cứng và phần mềm trên máy chủ cơ sợ hạ tầng của chính họ. Ví dụ: Flynn, Open Shift,… 

4.3. IaaS (Infrastructure as a Service)  

IaaS là mô hình mà nhà cung cấp đám mây sẽ nhận toàn bộ hạ tầng dữ liệu của một tổ chức và lưu trữ mọi thứ từ máy chủ đến phần cứng mạng và duy trì ảo hoá môi trường. Điều này sẽ giúp việc sử dụng đám mây đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí so với việc mua và bảo trì phần cứng tại doanh nghiệp. Ví dụ: AWS, Azure, VMware, WordPress,…

Public Cloud

5. Ưu điểm của Public Cloud

  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp sẽ không phải chi trả quá nhiều tiền dành cho phần cứng và cho vận hành hệ thống mà điều này sẽ do nhà cung cấp phụ trách.
  • Khả năng mở rộng cao: Các tài nguyên trên điện toán đám mây luôn sẵn sàng trên kho tài nguyên khổng lồ của Public Cloud. Nhờ đó mà các ứng dụng chạy trên Public Cloud có thể phản ứng tức thì với các biến động trong quá trình hoạt động.
  • Đảm bảo độ tin cậy: Thông qua hệ thống máy chủ khổng lồ kiểm soát máy chủ thứ cấp đảm bảo đám mây vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi một thành phần vật lý nào đó bị lỗi và hoàn toàn không ảnh hưởng đến các thành phần còn lại. 
  • Tính linh hoạt: Các dịch vụ IaaS, PaaS, SaaS như đã đề cập ở trên có để đáp ứng gần như tất cả dịch vụ mà khách hàng yêu cầu sử dụng.

6. So sánh Public Cloud và Private Cloud

Vậy Public Cloud có sự khác biệt gì so với Private Cloud? Tothost đã thực hiện so sánh thông qua một số tiêu chí chung, bạn có thể theo dõi tại đây.

7. Lời kết

Qua bài viết “Public Cloud là gì? Tất tần tật về Public Cloud” chắc chắn bạn đã hiểu hơn phần nào về Public Cloud trong chuyên mục “Kiến thức” của Tothost. Mong bạn có được nhiều kiến thức và hiểu biết thêm về điện toán đám mây và nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hơn hãy đọc thêm những bài viết của Tothost qua https://tothost.vn/category/kien-thuc/ nhé!  

Đọc thêm:

Private Cloud là gì? Tất tần tật về Private Cloud
TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng