Cụm từ “đứt cáp quang biển” hay “cá mập cắn cáp” thường được nhắc tới mỗi khi kết nối mạng Việt Nam với quốc tế gặp vấn đề. Vậy cáp quang biển là gì? Việt Nam hiện tại đang có bao nhiêu tuyến cáp quang? Cùng TotHost tìm hiểu nhé!
1. Cáp quang biển là gì?
Để kết nối internet Việt Nam với thế giới, không thể thiếu hệ thống cáp quang (biển và đất liền). Tuy internet vệ tinh có thể là phương án thay thế, nhưng tới 99% lưu lượng sử dụng trên toàn cầu là dựa vào vào cáp quang biển.
Cáp quang biển được dùng để chỉ các cáp viễn thông có lõi là sợi thủy tinh/nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu và được đặt ngầm dưới biển.
Đối với Việt Nam, cáp quang biển có thể coi là huyết mạch thông tin toàn cầu. Tuy vậy, những năm gần đây, khi nhu cầu sử dụng mạng tăng cao, tình trạng đứt cáp quang biển thường hay xảy ra với mức độ khá nghiêm trọng. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có kế hoạch để cải thiện trải nghiệm dịch vụ Internet. Trong đó bao gồm việc phát triển đường cáp quang đất liền cũng như kế hoạch mở thêm 10 tuyển cáp quang biển .
2. Các tuyến cáp quang biển và cáp quang đất liền Việt Nam
2.1. Hai tuyến cáp quang đất liền qua biên giới của Việt Nam
- Hệ thống cáp quang Việt Nam - Trung Quốc: kết nối trực tiếp với các nhà khai thác viễn thông lớn của Trung Quốc với tổng dung lượng trên 120 Gbps.
- Hệ thống cáp quang Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia: kết nối trực tiếp với hầu hết các nhà khai thác viễn thông lớn của Lào và Campuchia với tổng dung lượng hơn 200 Gbps.
2.2. Các tuyến cáp biển kết nối quốc tế của Việt Nam
Theo TeleGeography, ngoài tuyến cáp quang đất liền kể trên, hiện tại, chúng ta đang có 8 tuyến cáp quang biển (5 tuyến đang hoạt động và 3 tuyến đang triển khai). Cùng tìm hiểu về quy mô của từng tuyến nhé.
2.1.1. Tuyến SMW-3 hay SeaMeWe-3 (1999)
- RFS: Tháng 9 năm 1999
- Chiều dài: 39,000 km
- Dung lượng: 320 Gbp/s
Tuyến cáp biển dài nhất thế giới này trải dài qua nhiều qua gia thuộc Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu. Nó nối liền Việt Nam với hơn 30 nước trên thế giới. Đặc biệt là Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, tuyến SMW-3 cập bờ tại Đà Nẵng. Đây cũng là tuyến cáp quang có tốc độ đường truyền kết nối ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi thiên nhiên hay tác động của con người.
2.2.2. AAG (Asia-America Gateway)
- RFS: Tháng 11 năm 2009
- Chiều dài: 20,000 km
- Dung lượng: 2.88 Terabit/s
AAG là tuyến cáp đầu tiên kết nối giữa Đông Nam Á và Hoa Kỳ, nối liền Việt Nam với Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, AAG có điểm cập bờ tại Vũng Tàu.
Đây được coi là tuyến cáp chủ lực của Việt Nam vì các nhà cung cấp mạng Việt đều khai thác từ tuyến này. Khi có sự cố đứt cáp, việc truy cập vào Google, YouTube, Facebook hoặc web có server đặt tại Mỹ sẽ gần như bị tê liệt.
2.2.3. APG Asia Pacific Gateway (châu Á - Thái Bình Dương)
- RFS: Tháng 11 năm 2016
- Chiều dài: 10,400 km
- Dung lượng: 54.8 Terabit/s
Đây là tuyến cáp đang hoạt động có lưu lượng lớn nhất châu Á. Từ sau khi được đưa vào hoạt động, tuyến này giúp chúng ta giảm bớt sự phụ thuộc vào tuyến AAG. Nhờ đó, tốc độ đường truyền quốc tế cũng được nâng cao hơn.
Tuyến APG cập bờ Đà Nẵng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Singapore.
2.2.4. AAE-1 (Asia Africa Europe-1)
- RFS: Tháng 6 năm 2017
- Chiều dài: 25,000 km
- Dung lượng: 2,5 Tbps
Tuyến cáp AAE kết nối các nước thuộc khu vực châu Á - Châu Phi - Châu Âu như Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Oman, các tiểu vương quốc Ả Rập, Ai Cập, Hy Lạp, Italia và Pháp. Tuyến cập bờ tại thành phố Vũng Tàu.
2.2.5. TGN-IA (Tata TGN Intra-Asia hay còn gọi là Liên Á)
- RFS: Tháng 3 năm 2009
- Chiều dài: 6,700 km
- Dung lượng: 3,84 Tbit/s.
TGN-IA nối các quốc gia và vùng lãnh thổ: Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và đảo Guam. Tại Việt Nam cáp Liên Á cập bờ ở TP Vũng Tàu.
Bên cạnh 5 tuyến cáp biển đang hoạt động ngày đêm giúp chúng ta kết nốt, xóa bỏ khoảng cách địa lý, Việt Nam còn có tuyến cáp quang TVH (Thailand-Vietnam-Hong Kong) hoạt động từ tháng 11/1996 với dung lượng 565 Mb/s và 3 tuyến đang thi công:
- ADC - Asia Direct Cable (2024): Dự kiến tuyến ADC sẽ hoàn thành vào quý 4 năm 2024 với điểm cập bờ Việt Nam đặt tại thành phố Quy Nhơn. Được kỳ vọng sẽ trở thành tuyến cáp quang có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam (140 Tb/s), ADC dài 9.400 km, kết nối nước ta với Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Singapore và Thái Lan
- SJC2 - Southeast Asia-Japan Cable 2 (2025): Ở Việt Nam, điểm cập bờ của tuyến cáp này sẽ tiếp tục được đặt ở Quy Nhơn. Theo kế hoạch, tới quý 1 năm 2025, tuyến SJC2 sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng với dung lượng băng thông là 126 Tb/s. Tuyến cáp biển này sẽ kết nối internet giữa các nước: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
- Asia Link Cable (ALC) (2025): Tuyến cáp quang biển ALC dài 7200km dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 3 năm 2025. ALC cập bờ Việt Nam tại Đà Nẵng và liên kết các quốc gia: Việt Nam, Singapore, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Hong Kong, Brunei.
Trên đây là nhưng thông tin mới nhất về hệ thống cáp quang biển cũng như cáp quang đất liền đang (và sắp) hoạt động tại Việt Nam. So với thế giới, mạng lưới cáp internet của chúng ta vẫn còn nhiều khoảng trống để phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu kết nối ngày một lớn mạnh của người dùng. Do đó, mới đây, Bộ TT&TT đã phê duyệt Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, triển khai và đưa vào hoạt động tối thiểu thêm 10 tuyến cáp quang trên biển mới, thêm tối thiểu 02 tuyến cáp quang đất liền quốc tế