Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & Tin công nghệ

06 trend điện toán đám mây năm 2022

18/05/2022

icon

Điện toán đám mây đang dần thay đổi cách thức làm việc của chúng ta. Các doanh nghiệp chi hàng chục tỷ USD cho cơ sở hạ tầng Cloud computing. Theo dự đoán, khối lượng công việc được xử lý trên nền tàng dữ liệu đám mây sẽ ngày càng tăng. Cùng TotHost tìm hiểu các xu hướng về điện toán máy chủ ảo trong năm 2022 và xa hơn.

Mục lục

Mục lục

xu hướng điện toán đám mây 2022

Cloud computing – Điện toán máy chủ ảo, hay còn gọi là điện toán đám mây đang trở thành xu hướng. Bùng nổ từ năm 2020, khi gần như toàn bộ quá trình làm việc buộc phải ảo hoá do tác động của đại dịch. Theo báo cáo của Synergy Research Group, chi tiêu cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của các doanh nghiệp trong quý 3/2021 đạt 45 tỷ USD. Thực tế, một báo cáo của CNBC cũng chỉ ra: tổng doanh thu điện toán đám mây toàn cầu sẽ tăng lên 474 tỷ USD vào cuối 2022. Thêm vào đó, 94% khối lượng công việc sẽ được xử lý bởi các trung tâm dữ liệu đám mây.

Mô hình phân phối linh hoạt và sự hiệu quả về chi phí của điện toán đám mây giúp các công ty dễ dàng chuyển đổi hoạt động trong thời kỳ đại dịch. Và nó trở thành một phần thiết yếu giúp quy trình làm việc trở nên nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Để phục vụ nhu cầu sử dụng rộng rãi, điện toán đám mây đang phát triển nhanh chóng.

Xu hướng điện toán đám mây năm 2022

Tìm hiểu các xu hướng điện toán đám mây trong năm nay, trọng điểm nhất là việc nâng cấp nền tảng đám mây bằng cách sử dụng các công nghệ và công cụ khác nhau. Ngoài ra, sẽ có nhiều ứng dụng công nghệ đám mây mới mà trước đây chưa hiện thực hoá được.

1. Trí tuệ nhân tạo (AI) trong điện toán đám mây

Năm 2022, trí tuệ nhân tạo được kỳ vọng sẽ phát triển theo những hướng mới. Thực tế, mối liên hệ giữa tương lai của AI và điện toán đám mây đã tồn tại từ lâu. Và giờ đây, AI dựa vào dữ liệu trên đám mây để hoàn thành các công việc của mình.

Cách chúng ta có thể đào tạo thế hệ mô hình trí tuệ nhân tạo tiếp theo sẽ khiến chúng ta bất ngờ. Đầu tiên là những đổi mới như các phương pháp thuật toán mới. Ngoài ra, mô hình ngôn ngữ dự kiến cũng ​​sẽ có những bước tiến đáng kể trong năm tới và tất cả đều phụ thuộc vào điện toán đám mây.

2. Phát triển bền vững được thúc đẩy bởi “cuộc cách mạng” điện toán đám mây

Các doanh nghiệp toàn cầu ngày càng có trách nhiệm hơn trong các vấn đề cộng đồng, như: việc chống lại sự nóng lên toàn cầu, và thúc đẩy tính bền vững. Đó là lý do ngành IT tập trung vào việc giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, song song với việc cấu hình máy móc ngày càng mạnh mẽ và nhu cầu lưu trữ kỹ thuật số ngày một mở rộng. Làm thế nào để giảm chi phí năng lượng, mà vẫn đảm bảo các dịch vụ cơ sở hạ tầng hoạt động 24/7? Đây là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo đang tìm kiếm đáp án.

Phần lớn, các gã khổng lồ công nghệ có kế hoạch dành năm 2022 để thử nghiệm các biện pháp giúp tránh phát thải carbon. Amazon – công ty điện toán đám mây lớn nhất thế giới – có lượng mua năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới. Họ có 206 dự án năng lượng bền vững đang hoạt động trên toàn thế giới, tạo ra khoảng 8,5GW mỗi năm.

3. Cơ sở hạ tầng đám mây lai và đa đám mây

Ngày nay, một nền tảng/cơ sở hạ tầng đám mây đơn lẻ không còn đáp ứng đủ nhu cầu quản lý dữ liệu hiệu quả của các doanh nghiệp nữa. Vì vậy, các tập đoàn chuyển dần sang dùng đa đám mây (multi-cloud) hoặc đám mây lai (hybrid cloud) – những giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn. Theo báo cáo của Flexera, 92% doanh nghiệp có chiến lược đa đám mây và 80% có chiến lược đám mây lai.

  • Đám mây lai tận dụng ưu điểm của cả 2 loại môi trường – đám mây riêng tư/nội bộ (private cloud) và đám mây công cộng (public cloud). Nhờ đó, doanh nghiệp đảm bảo được tính bảo mật, tuân thủ các quy tắc về dữ liệu và tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng . Với cấp quyền nhất định, bạn có thể lưu trữ dữ liệu riêng tư trên máy chủ công cộng và truy cập bất cứ khi nào bạn cần.
  • Mô hình đa đám mây (multi-cloud) cho phép các công ty tuỳ chọn dịch vụ phù hợp nhất với môi trường ứng dụng, yêu cầu kinh doanh và nhu cầu về tính khả dụng riêng của mình.

Các chiến lược đám mây lai và đa đám mây đã và đang được áp dụng rộng rãi. Dự kiến ​​đến năm 2022, nhiều doanh nghiệp sẽ áp dụng các mô hình này để tận dụng tính linh hoạt và cơ động của đám mây.

4. Ranh giới giữa đám mây công cộng và riêng đang mờ dần

Như đề cập ở trên, đám mây lai kết hợp cả đám mây riêng và đám mây công cộng thành một cơ sở hạ tầng phức tạp hơn. Ở đó, dữ liệu và công việc được chạy một phần từ xa và một phần tại chỗ. Điều này giúp nâng cao tính linh hoạt, vì các tác vụ và ngày tháng khác nhau được lưu trữ trong các môi trường khác nhau.  

5. Bảo mật đám mây

Bảo mật luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp và khách hàng. Các dịch vụ truy cập an toàn (SASE – Secure Access Service Edge) và dự phòng – khôi phục sau thảm họa trên nền tảng đám mây (Cloud-based disaster recovery) ra đời nhằm giải quyết nỗi lo này. Và, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bảo mật đám mây ngày càng lớn.

Đây là lúc các tổ chức phải xem xét lại chiến lược quản trị rủi ro và bảo mật của mình:

  • Doanh nghiệp vẫn phải sử dụng thiết bị cá nhân để truy cập các dịch vụ và dữ liệu nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Dịch vụ truy cập an toàn SASE cho phép các tổ chức nhanh chóng ứng dụng các dịch vụ đám mây mới, mà vẫn đảm bảo hệ thống của họ được an toàn.
  • Các máy chủ và ứng dụng quan trọng, như hệ thống ERP và cơ sở dữ liệu, luôn cần được bảo vệ và dự phòng. Với dịch vụ Khôi phục sau thảm họa, máy chủ đám mây bên ngoài được dùng để khôi phục dữ liệu sau thảm họa. Vì được xử lý bởi bên thứ ba nên sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

6. Sự gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt

Số lượng các nhà cung cấp thứ ba với các dịch vụ cá nhân hoá sẽ tăng lên trong năm 2022 và các năm sau. Sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp cung cấp được các giải pháp tùy chỉnh theo tiêu chuẩn, với nhiều bậc giá. Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo, máy học và công nghệ mới nhất khác trong điện toán đám mây ​​sẽ được cung cấp bởi nhiều đối tác bên ngoài hơn.

Cũng có thể mô hình all-in-one sẽ trở nên lỗi thời. Khi nói đến điện toán đám mây, nhiều nhà cung cấp bên thứ ba vẫn cố gắng kiểm soát toàn bộ quá trình, từ đầu đến cuối.

Kết bài

Dù điện toán đám mây đang dần thay đổi cách thức làm việc của chúng ta trong vài năm qua, nhưng tác động chuyển đổi của nó vẫn chưa thật sự hoàn thiện. Những tiến bộ công nghệ mới tiếp tục ra đời và thay đổi nhận thức của chúng ta về cơ sở hạ tầng – dịch vụ CNTT. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, cần theo sát và hiểu rõ những thay đổi này cũng như cách chúng tác động tới hoạt động kinh doanh và năng suất của doanh nghiệp.

Nguồn: phoenixnap.com

 

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng