Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của website chủ yếu tập trung vào chất lượng nội dung và bảo vệ bản quyền. Bạn có từng nghe về DMCA chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét liệu việc đăng ký DMCA cho website có nên hay không.
Nếu bạn không biết cách bảo vệ tác quyền nội dung một cách hiệu quả, có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của việc đánh cắp hoặc sao chép bản quyền. Đó chính là lúc mà việc đăng ký DMCA Protected cho website trở nên quan trọng. Hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây với TOTHOST!
Mục lục
Mục lục
1. DMCA là gì?
DMCA là viết tắt của cụm từ Digital Millenium Copyright Act, được hiểu là Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ của Google. Nó được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm kỹ thuật số xuất hiện trên môi trường mạng internet. Tất cả nội dung từ video, hình ảnh, bài viết, chương trình đến các ứng dụng do bạn tạo ra đều được DMCA bảo vệ. Những hành vi như sao chép, bẻ khoá, vi phạm bản quyền của tác giả đều có thể bị xử phạt nếu vi phạm. Nếu trang web đã được đăng ký DMCA bị sao chép nội dung bởi website khác, chủ sở hữu website có DMCA hoàn toàn có thể gửi báo cáo về hành vi đó tới Google. Tuy nhiên, nếu chưa đăng ký, Google chưa kịp index (lập chỉ mục) và website khác sao chép và được lập chỉ mục trước thì sẽ không còn khả năng báo cáo vi phạm bản quyền.
2. DMCA bảo vệ những gì?
DMCA bảo vệ những nội dung bao gồm: văn bản sáng tạo, hình ảnh, video, đồ hoạ tự thiết kế, ứng dụng, chương trình, hồ sơ cá nhân. Người dùng cần thêm một đoạn code vào trang web có chứa nội dung muốn bảo vệ, đó là căn cứ để giải quyết tranh chấp và bảo vệ bản quyền cho nội dung đã được đăng ký. Khi mã được thêm vào, DMCA sẽ cung cấp một chứng nhận cho người dùng, cho phép họ báo cáo ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ website nào đang ăn cắp nội dung từ trang web của họ. DMCA sẽ có vai trò thông báo cho người quản lý của trang web vi phạm. Nếu không nhận được phản hồi, thông tin sẽ được chuyển đến cho nhà cung cấp dịch vụ OSP/ISP để có những biện pháp xử lý kịp thời.
3. Cách xử lý của DMCA
3.1. Thông báo và Thu hồi
Quy định Thông báo và Thu hồi của DMCA yêu cầu bất kỳ trang web hoặc dịch vụ trực tuyến nào đăng tải nội dung hoặc cho phép người dùng đăng tải nội dung phải phản hồi lại yêu cầu – hoặc thông báo – từ chủ sở hữu bản quyền và thu hồi nội dung bản quyền ngay lập tức. Trong khi không có mẫu thông báo thu hồi cụ thể nào thì những thông tin cần thiết thường bao gồm tên của chủ sở hữu bản quyền, chi tiết về nội dung bản quyền, bao gồm cả nơi nó có thể được tìm thấy trên cả trang web vi phạm và nơi mà nội dung gốc được đặt, và một tuyên bố cho biết nội dung không được phê duyệt để sử dụng.
3.2. Phản hồi và Khôi phục
Trong khi đó, phản hồi và khôi phục xảy ra khi thông báo thu hồi được gửi đi và thông báo và chủ sở hữu hoặc người vận hành trang web có bằng chứng rằng họ đã đáp ứng đủ yêu cầu bản quyền thì nội dung có thể được đưa lại trực tuyến. Nếu chủ sở hữu trang web có bằng chứng rằng họ đã thanh toán để sử dụng tài liệu hoặc họ không thuộc phạm vi của luật bản quyền, họ có thể đệ trình một thông báo phản đối thông báo và thu hồi của DMCA.
4. Nên hay không nên đăng ký DMCA cho Website?
Sau khi nắm được cơ bản về DMCA và những nội dung nó bảo vệ trên không gian mạng, chắc hẳn câu hỏi sẽ là “Nên hay không nên đăng ký DMCA cho website?”. Câu trả lời là có. Đây là điều nên làm đối với mọi quản trị viên web để đề phòng với những rủi ro có thể xảy ra đối với nội dung trên trang. Không ai muốn công sức đầu tư vào trang web có thể bị lấy đi dễ dàng phải không nào? Nếu không thực hiện đăng ký DMCA, những nội dung sáng tạo có thể bị sao chép bởi những website đã đăng ký DMCA, sau đó báo cáo ngược lại trang web của bạn. Bạn có thể bị đánh vi phạm bản quyền trên chính những nội dung mà bạn tạo ra.
5. Nhãn DMCA là gì?
Một huy hiệu bảo vệ DMCA là một hình ảnh nhỏ được đặt trên các trang web kế bên nội dung được bảo vệ bản quyền đánh dấu nội dung đó không có sẵn để sử dụng công khai và yêu cầu phải có sự cho phép.
6. Cách đăng ký DMCA
Để bắt đầu, bạn chỉ cần truy cập trang web chính thức của DMCA (https://www.dmca.com/) và nhấn vào nút “Sign Up”. Sau đó, điền thông tin cá nhân và địa chỉ email của bạn vào phần “Register Your Badge”. Khi đã hoàn thành việc cung cấp thông tin, bạn đã có thể đăng ký DMCA một cách miễn phí. Nếu có khả năng, bạn cũng có thể lựa chọn bản trả phí để trải nghiệm nhiều tính năng hấp dẫn hơn. Tiếp theo, chọn logo DMCA và màu sắc phù hợp để thêm vào trang web của bạn. Sao chép mã code DMCA từ phần “Embed Your Badge“. Cuối cùng, thực hiện việc nhúng mã code đã sao chép vào vị trí phù hợp trên trang web của bạn. Đọc thêm:
Khi bạn kết nối máy tính hoặc thiết bị của mình với internet, bạn cần có địa chỉ IP. Địa chỉ IP có hai loại phân bổ: động và tĩnh. Tại bài viết này, TotHost sẽ hướng dẫn bạn Cách kiểm tra địa chỉ IP bạn đang sử dụng là động hay tĩnh.
cPanel là một control panel – hệ thống quản trị web hosting phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay, hoạt động dựa trên nền tảng Linux. Nó có giao diện đơn giản, linh hoạt hỗ trợ quản trị hosting và website một cách dễ dàng. Tại đây, TotHost sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Backup và Restore trên cPanel.
Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ tạo ra những tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Để làm được điều đó thì không thể thiếu AI tạo sinh (Generative AI). Vậy, Gen AI là gì? Nó có đóng góp gì trong thực tiễn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cụm từ “đứt cáp quang biển” hay “cá mập cắn cáp” thường được nhắc tới mỗi khi kết nối mạng Việt Nam với quốc tế gặp vấn đề. Vậy cáp quang biển là gì? Việt Nam hiện tại đang có bao nhiêu tuyến cáp quang? Cùng TotHost tìm hiểu nhé!
Hiện nay trí tuệ nhân tạo đang là một chủ đề rất “nóng”, kèm theo đó là sự ra mắt của hàng loạt công cụ AI hữu ích nhưng mặt trái là tội phạm mạng có thể nguỵ trang phần mềm độc hại gắn mác “trí tuệ nhân tạo” để đánh lừa người dùng.
Khi tìm hiểu về lĩnh vực phần mềm bạn sẽ được tiếp cận với GitLab - một công cụ không thể thiếu với các đội nhóm phát triển dự án. Hãy cùng TotHost đào sâu thông tin về nền tảng này nhé!