Đang Tải...

Trang chủ
Tot Blog

Kiến thức & tin công nghệ

SIÊU TỰ ĐỘNG HOÁ: Xu hướng CNTT 2022

09/09/2022

icon

Hyper-automation (Siêu tự động hóa) là một trong những xu hướng được Gartner dự báo sẽ chiếm vị thế quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nhân sự ngành công nghệ cũng nên lưu tâm tới mảng này khi định hướng nghề nghiệp.

Mục lục

Mục lục

xu hướng siêu tự động hóa cần được lưu tâm

Siêu tự động hóa & 12 công nghệ triển vọng nhất 2022

Công ty tư vấn Gartner dự báo danh mục 12 lĩnh vực công nghệ chiến lược sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp năm 2022. Trong số đó, một số đã và đang được sử dụng cả ở những doanh nghiệp vốn chưa có tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) khác không thể theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt của các công nghệ mới. Dù vậy, tập trung nắm bắt xu hướng, doanh nghiệp có thể hướng tới những công nghệ nào mà họ cần để khởi động quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp mình.

Tự động hóa là 1 trong 12 chiến lược công nghệ triển vọng nhất 2022

>>> Đọc thêm về 12 chiến lược công nghệ triển vọng này tại đây.

Từ danh sách những công nghệ kể trên, Siêu tự động hoá là một giải pháp CNTT có ảnh hưởng lớn và quan trọng đến sự phát triển kinh doanh của SMEs.

Tìm hiểu về Siêu tự động hóa

Mục tiêu của Siêu tự động hoá (Hyper Automation) là khám phá, thẩm định và tự động hoá càng nhiều quy trình kinh doanh – công nghệ càng tốt.

Muốn làm được điều này, cần sử dụng nhiều loại công cụ công nghệ và nền tảng khác nhau, chẳng hạn như RPA (tự động hoá quy trình robot), các nền tảng phát triển phần mềm low-code và các công cụ khai phá quy trình (process mining).

Do vậy, đây là một xu hướng hướng đến tự động hoá tối đa số lượng quy trình nghiệp vụ. Nhờ tự động hoá, các công ty có thể tăng đáng kể lợi nhuận bằng cách giảm sự ảnh hưởng của yếu tố con người và khiến cho việc kinh doanh trở nên ổn định hơn. 

Hyper Automation mang đến cơ hội giảm thiểu số nhân sự khi giúp tự động hoá rất nhiều quy trình công việc mà trước đó được thực hiện bằng sức lao động của con người. Do đó, tự động hoá giải phóng nguồn lực công ty, giúp họ tập trung hơn vào các nhiệm vụ phức tạp hơn hoặc mang tính chiến lược nhiều hơn, điều này giúp cho các công ty trở nên hiệu quả và nhanh gọn hơn.

Siêu tự động hoá: Bắt đầu bằng tích hợp hệ thống (SI)

Khi đi vào thực tế, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn cách xa với Hyper Automation. Rất nhiều các công ty mới chỉ bắt đầu với tự động hoá quy trình cơ bản. Điều này phản ánh được nhu cầu về tích hợp hệ thống kinh doanh ngày càng tăng cao. 

Tích hợp hệ thống là một quy trình tự động mà ở đó các hệ thống “không đồng nhất” chẳng hạn như ERP, CRM, các cơ sở dữ liệu hoặc các ứng dụng kế toán có thể tương tác với nhau theo thời gian thực.
Hầu như, các công ty cần tích hợp CRM và các hệ thống ERP, bởi vì hai hệ thống căn bản này thường xuyên thay đổi dữ liệu.

Sự đồng bộ hoá giữa ERP và CRM là cần thiết để có được sự trao đổi thông tin tự động giữa tất cả các phòng ban của doanh nghiệp.

Tích hợp hệ thống thúc đẩy đáng kể hiệu quả của doanh nghiệp và quy trình ra quyết định.

Tự động hoá luồng dữ liệu bằng Magic xpi

Magic xpi là một nền tảng tích hợp mà cung cấp một giải pháp toàn diện cho việc tự động hoá luồng dữ liệu giữa bất cứ hệ thống kinh doanh nào. Nền tảng tích hợp có thể tích hợp tất cả hệ thống kinh doanh triển khai theo mô hình truyền thống on-premise, trên cloud, hay trong môi trường kết hợp.

Magic xpi bao gồm hơn 100 trình kết nối sẵn sàng đến tất cả các hệ thống CNTT phổ biến cũng như rất nhiều trình kết nối được chứng nhận đối với các hệ thống ERP/CRM được biết đến nhiều như JDE, SAP, Dynamics AX, Oracle, Sharepoint, IBM, Google và hơn thế nữa. Điều này cho phép thực hiện quá trình tích hợp được nhanh chóng và đáng tin cậy.

Kết luận: Chuyển đổi số của SMEs

Các công ty cần chuyển đổi số để duy trì tính cạnh tranh. Bắt đầu bằng tự động hoá quy trình kinh doanh và tăng năng suất bằng cách kết nối giữa các hệ thống CRM và ERP.

TelegramCommunity
scroll top
Thông báo
Đóng