Theo thống kê của Statista, Windows Server và Linux Server là hai hệ điều hành dẫn đầu trong thị trường hiện nay. Đặc biệt, Windows Server chiếm tới 72% thị trường. Nhưng những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng của hai cái tên này là ngang nhau. Là một người quản trị hệ thống, bạn có từng thắc mắc nên dùng hệ điều hành nào cho server của mình? Cùng TotHost tìm hiểu và đánh giá để đưa ra quyết định chính xác nhé.
Windows server là gì và có ưu thế gì?
Khái niệm Windows server
Đây là một dòng hệ điều hành được Microsoft phát triển dành riêng cho mục đích sử dụng trên máy chủ. Cụ thể hơn, trong hầu hết trường hợp, Windows Server sẽ được dùng trong cài đặt doanh nghiệp.
Lợi thế của Windows server
- Chuyên nghiệp: Không “free” như Linux, Win Server yêu cầu người dùng phải trả tiền để được trải nghiệm đầy đủ các tính năng của hệ điều hành. Đổi lại, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên, trong mọi tình huống. Rõ ràng về khoản này thì, Windows thực sự win Linux.
- Tận dụng hệ sinh thái: MS Office, Outlook chỉ là 2 trong số rất nhiều ứng dụng thuộc về công-ty-ai-cũng-biết-là-ai. Chỉ cần cài Win Server, bạn sẽ được dùng toàn bộ những ứng dụng thuộc hệ sinh thái phong phú và vô cùng hoàn thiện của Microsoft.
- Chương trình đặc thù: Microsoft SQL là một ví dụ. Nếu bạn đã trót yêu chúng thì bạn sẽ phải lựa chọn giữa việc dùng Windows Server hay cài đặt giả lập trên Linux.
- Thân thiện với người dùng: Hầu hết mọi người ai cũng từng sử dụng qua Windows. Dù phiên bản Server có khác đôi chút thì so với giao diện dòng lệnh của Linux, Windows vẫn trực quan và dễ sử dụng.
Linux server: Khái niệm và ưu điểm
Linux server là gì?
Đây là một máy chủ dùng hệ điều hành Linux mã nguồn mở với thiết kế được dùng để xử lý những nhu cầu sử dụng cao hơn, khắt khe hơn về quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu, dịch vụ web.
Ưu điểm của Linux server:
- Tính tùy biến: Linux thuộc hệ điều hành mã nguồn mở. Nghĩa là, Linux cho phép người dùng được tùy biến mã nguồn. Còn với Windows Server, việc duy nhất bạn có thể làm là sử dụng.
- Miễn phí: Như đã nhắc tới phía trên, người dùng Linux được sử dụng miễn phí.
- Tương thích cao: Linux tương thích với hầu hết những sản phẩm phần mềm nguồn mở khác. Nếu phần mềm đặc thù như Microsoft SQL, bạn cài giả lập là được.
- Bảo mật cao: Windows quá phổ biến, dùng được trên nhiều phần mềm trên toàn thế giới. Dẫn tới việc chúng thường được coi là miếng mồi béo bở của tin tặc và có nguy cơ bị đánh cắp cao. Linux thì không như vậy (vui mà có chút chạnh lòng).
- Tiết kiệm tài nguyên: Linux được thiết kế tinh gọn. Bởi vậy, khi chạy ứng dụng tương tự nhau, server dùng Linux thường sẽ ổn định hơn Windows. Khi chạy những tác vụ đa cơ sở dữ liệu, Windows server có xu hướng chạy chậm, dễ có nguy cơ gặp phải các sự cố không mong muốn.
Đọc thêm: Cách xử lý server 1G chạy Windows bị tràn ram
So sánh chi tiết Windows Server vs Linux Server
Để có cái nhìn trực quan hơn về hai hệ điều hành máy chủ này, hãy cùng phân tích chi tiết Windows Server và Linux Server. Chúng ta sẽ so sánh chúng ở các mặt: Giấy phép, Hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ, mã nguồn và bảo mật.
Tiêu chí so sánh | Windows Server | Linux Server |
Giấy phép | Máy chủ sẽ bị hạn chế trong vấn đề cấp giấy phép. Có nhiều bất tiện khi phân phối hệ thống. | Người dùng có thể tùy chỉnh, bán lại. Được phép tải một bản sao duy nhất, và có thể phân phối cho nhiều PC khác. |
Hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ | Chăm sóc khách hàng, hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp. | Người dùng chỉ có thể nhờ sự hỗ trợ từ phía cộng đồng (Forum, web, nhóm), thông tin thường khá chậm, độ chính xác không cao. Hoặc có thể mua hợp đồng hỗ trợ từ Linux như Novell, Red Hat. |
Mã nguồn | Kiến trúc đóng, người dùng không thể nhìn hay thay đổi mã nguồn. | Linux Server thuộc GNU Public License – phần mềm mã nguồn mở. Người dùng có thể thay đổi cấu trúc mã nguồn, được quyền thay đổi lõi cấu trúc, dòng code trong Linux OS. |
安全 | Mặc dù sự phổ biến khiến nền tảng dễ trở thành mục tiêu tấn công nhưng cũng không thiếu những chương trình chống lại những phần mềm độc hại này, giúp Windows an toàn hơn. Như: Norton, Kaspersky, McAfee,… | Được đánh giá rất cao về khả năng bảo mật bởi cộng đồng người dùng chuyên nghiệp và có chọn lọc. Programmer có thể phát hiện những vector tấn công máy chủ để vá lỗ hổng ngay tức thì. |
Nên chọn hệ điều hành nào cho server?
Qua những đánh giá phía trên, bạn đã phần nào hiểu được hai hệ điều hành. Và cũng hiểu được mỗi hệ điều hành hướng đến nhóm đối tượng người dùng riêng:
- Đối với vị trí quản trị viên, ít kinh nghiệm vận hành – quản lý hệ thống, Windows Server nên được ưu tiên chọn lựa. Những người dùng mới, không hiểu biết nhiều về công nghệ cũng là nhóm nên dùng Windows.
- Nếu bạn mạnh về phát triển web, có thể sử dụng và cấu hình máy chủ Apache/NGINX. Vậy thì, Linux dành cho bạn.
- Đặc biệt, nếu là doanh nghiệp, ít thay đổi và cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Windows Server với đội ngũ luôn sẵn sàng giúp bạn xử lý lỗi, nâng cấp hệ thống thường xuyên là phương án tối ưu.
Có thể thấy, đối tượng sử dụng của Windows Server khá phổ thông, rộng. Trong khi, nhóm khách của Linux lại đặc thù hơn. Đây chính là lý do vì sao Windows chiếm tới 72% thị trường hệ điều hành máy chủ.
Tuy nhiên, Windows Server và Linux Server đều có ưu – nhược điểm riêng. Thay vì lựa chọn theo số đông, chúng ta nên đưa ra quyết định dựa vào nhu cầu sử dụng, tính năng, ngân sách hay sở thích của mình. Hãy tìm hiểu thật kỹ về cách thức hoạt động của chúng từ cơ bản nhất cho đến nâng cao. Hoặc bạn có thể dùng thử cả hai trước khi chọn gắn bó lâu dài với HĐH nào. Với dịch vụ Cloud Server PAYG, bạn có thể triển khai nhiều máy chủ với OS khác nhau. Sau khi thử nghiệm trong 1 khoảng thời ngắn (theo ngày, hoặc thậm chí theo giờ), rồi ra lựa chọn phù hợp nhất.