Với các nhà phát triển website, Headless CMS là thuật ngữ không hề xa lạ đối với họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Bài viết này “Headless CMS là gì? So sánh với Traditional CMS” sẽ giải thích những điều cơ bản về Headless CMS cũng như so sánh với Traditional CMS.
Nhắc lại CMS – Content Management System, là hệ thống quản trị nội dung của những người quản trị website. CMS được sinh ra nhằm mục đích giúp họ dễ dàng quản lý, chỉnh sửa các loại content như: text, video, nhạc, hình ảnh, files… CMS cũng là nơi người quản trị web có thể cập nhật, thay đổi nội dung trên website. Một hệ thống CMS tốt sẽ cho phép vận hành Website mà không cần sự can thiệp, hỗ trợ từ người lập trình trang web.
Mục lục
Mục lục
1. Headless CMS là gì?
Headless CMS là loại hệ thống quản lý nội dung backend với kho lưu trữ nội dung backend riêng biệt, được tách ra khỏi phần giao diện người dùng (frontend). Nội dung chứa trong một Headless CMS được truyền đạt thông qua APIs để hiển thị liền mạch trên nhiều thiết bị khác nhau.
Nhờ sự tách biệt này mà các nhà phát triển có thể sử dụng bất kỳ công nghệ nào họ muốn cho phần backend mà không phải lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến phần frontend.
2. Ưu điểm và nhược điểm của Headless CMS
2.1. Ưu điểm
Có thể sử dụng bất kỳ Front-End system nào được hỗ trợ: Headless CMS không bị ràng buộc với một nền tảng cụ thể nào cả. Chính vì vậy, bạn có thể truy cập vào nội dung của mình dễ dàng qua API. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể lựa chọn front-end system cho riêng mình. Dev cũng có thể sử dụng PHP qua JavaScript hoặc Ruby. Việc chuyển đổi frameworks ở font-end cũng sẽ không ảnh hưởng tới CMS ở back-end.
Có thể thay đổi website hoặc app dễ dàng: Headless CMS cho phép dev dễ dàng thay đổi, edit các content mà không cần phải lo tới việc phải code lại.
Dễ dàng mở rộng quy mô website: Headless CMS cho phép dev mở rộng quy mô website nhiều hơn CMS truyền thống vì nó có thể được triển khai trên nhiều máy chủ và được sử dụng trên nhiều thiết bị. Chính vì vậy, loại CMS này rất phù hợp cho các doanh nghiệp muốn tạo các trang web ấn tượng và mang tính tương tác cao. Về cơ bản, Headless CMS linh hoạt hơn. Nó cho phép dev có thể lựa chọn developer tools theo từng nhu cầu.
Bảo mật tốt hơn: Vì các thành phần giao tiếp với nhau qua API, nội dung được tách biệt khỏi giao diện nên nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại thấp hơn so với các CMS truyền thống.
2.2. Nhược điểm
Sự phức tạp: Đối với những người dùng không có kinh nghiệm về kỹ thuật thì việc thiết lập và quản lý một Headless CMS sẽ rất khó khăn. Dev cần tìm hiểu và thích nghi với công nghệ khi làm việc với Headless CMS. Việc tích hợp với các dịch vụ bên thứ 3, quản lý API hay việc kiểm soát và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trên các nền tảng và kênh khác nhau có thể sẽ phức tạp hơn các nền tảng Traditional CMS.
Bảo trì và cập nhật: Vì sự tách biệt giữa backend và frontend nên việc phát triển cần quản lý riêng biệt. Do đó, Headless CMS đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên bảo trì và cập nhật nhằm đảm bảo khả năng tương thích, tính bảo mật và hiệu suất cho cả hệ thống.
Mặc dù Headless CMS đã trở nên phổ biến như một giải pháp linh hoạt và phù hợp cho việc phân phối nội dung đa kênh, nhưng trên thực tế Traditional CMS vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hành trình phát triển kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Vì thế, để đưa ra được lựa chọn chính xác, bạn cần hiểu rõ về 2 dạng CMS và cân nhắc nhu cầu phát triển của doanh nghiệp mình.
3. Headless CMS khác với Traditional CMS như thế nào?
CMS gồm hai lại CMS và Traditional (Truyền thống). Hãy cùng điểm qua sự khác biệt giữa chúng qua đặc điểm.
3.1. Các đặc điểm chính của Headless CMS
Tách biệt backend và frontend, phân phối nội dung thông qua API
Hosting và phân phối qua cloud
Khả năng tiếp cận qua các thiết bị là không giới hạn
Hệ thống Back-end microservice
Được cập nhật liên tục, tính bảo mật cao hơn do tính riêng biệt của frontend và backend.
3.2. Các đặc điểm chính của CMS truyền thống
Liên kết 2 phần backend và frontend, hiển thị nội dung qua web browser
Hosting và phân phối qua In-house
Hạn chế trong khả năng tiếp cận qua các thiết bị
Hệ thống Back-end nguyên khối
Được cập nhật theo lịch trình, cần bảo trì, cập nhật thường xuyên và cẩn nhận nhằm tránh rủi ro bảo mật
4. Bạn có nên sử dụng Headless CMS?
Mặc dù Headless CMS có rất nhiều ưu việt so với CMS truyền thống, nhưng chúng không phải lúc nào cũng cần thiết trong mọi trường hợp. Headless CMS có thể là lựa chọn tốt hơn nếu trang web của bạn có những yêu cầu phúc tạp hơn trong việc quản lý nội dung. Đặc biệt, nó có thể là một lựa chọn tuyệt vời nếu trang web hoặc ứng dụng của bạn sử dụng các framework như JavaScript như Angular, VueJS hoặc React. Headless CMS cũng phù hợp hơn với các dự án cần đăng tải nội dung trên nhiều nền tảng cùng một lúc. Các trang web thương mại điện tử cũng có thể sử dụng Headless CMS.
Kết luận
Tóm lại, Headless CMS có thể cung cấp cho doanh nghiệp và các cá nhân những lựa chọn vô cùng hợp lý khi cần tính linh hoạt trong việc quản lý nội dung trên đa kênh, đa thiết bị. Headless CMS cũng đòi hỏi người sử dụng có một kiến thức kỹ thuật nhất định, cùng với việc duy trì và bảo trì định kỳ. Qua bài viết này, chúc rằng bạn sẽ có thể lựa chọn được CMS phù hợp nhất thông qua những ưu, nhược điểm, và sự khác nhau đã được đưa ra.
Khi bạn kết nối máy tính hoặc thiết bị của mình với internet, bạn cần có địa chỉ IP. Địa chỉ IP có hai loại phân bổ: động và tĩnh. Tại bài viết này, TotHost sẽ hướng dẫn bạn Cách kiểm tra địa chỉ IP bạn đang sử dụng là động hay tĩnh.
cPanel là một control panel – hệ thống quản trị web hosting phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay, hoạt động dựa trên nền tảng Linux. Nó có giao diện đơn giản, linh hoạt hỗ trợ quản trị hosting và website một cách dễ dàng. Tại đây, TotHost sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Backup và Restore trên cPanel.
Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ tạo ra những tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Để làm được điều đó thì không thể thiếu AI tạo sinh (Generative AI). Vậy, Gen AI là gì? Nó có đóng góp gì trong thực tiễn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cụm từ “đứt cáp quang biển” hay “cá mập cắn cáp” thường được nhắc tới mỗi khi kết nối mạng Việt Nam với quốc tế gặp vấn đề. Vậy cáp quang biển là gì? Việt Nam hiện tại đang có bao nhiêu tuyến cáp quang? Cùng TotHost tìm hiểu nhé!
Hiện nay trí tuệ nhân tạo đang là một chủ đề rất “nóng”, kèm theo đó là sự ra mắt của hàng loạt công cụ AI hữu ích nhưng mặt trái là tội phạm mạng có thể nguỵ trang phần mềm độc hại gắn mác “trí tuệ nhân tạo” để đánh lừa người dùng.
Khi tìm hiểu về lĩnh vực phần mềm bạn sẽ được tiếp cận với GitLab - một công cụ không thể thiếu với các đội nhóm phát triển dự án. Hãy cùng TotHost đào sâu thông tin về nền tảng này nhé!